Mẫu sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng cho doanh nghiệp tư nhân mới nhất?
- Mẫu sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng cho doanh nghiệp tư nhân mới nhất?
- Hướng dẫn cách điền mẫu sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng cho doanh nghiệp tư nhân?
- Doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện việc khóa sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng khi nào?
Mẫu sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng cho doanh nghiệp tư nhân mới nhất?
Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng cho doanh nghiệp tư nhân dùng để ghi chép tình hình tăng, giảm tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại từng nơi sử dụng nhằm quản lý tài sản và dụng cụ đã được cấp cho các phòng, ban làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kỳ.
Mẫu sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng cho doanh nghiệp tư nhân hiện nay được hướng dẫn tại Mẫu số S22-DN Phụ lục 04 ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Tải về Mẫu sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng cho doanh nghiệp tư nhân mới nhất.
Mẫu sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng
Hướng dẫn cách điền mẫu sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng cho doanh nghiệp tư nhân?
Căn cứ và phương pháp ghi sổ được hướng dẫn tại Mẫu số S22-DN Phụ lục 04 ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Mỗi đơn vị hoặc bộ phận (phân xưởng, phòng ban...) thuộc doanh nghiệp phải mở một sổ để theo dõi tài sản. Căn cứ vào chứng từ gốc về tăng, giảm tài sản để ghi vào sổ tài sản theo đơn vị sử dụng như sau:
- Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ tăng tài sản cố định và công cụ, dụng cụ.
- Cột C: Ghi tên nhãn hiệu tài sản cố định và công cụ, dụng cụ
- Cột D: Ghi đơn vị tính (cái, chiếc...)
- Cột 1: Ghi số lượng
- Cột 2: Ghi nguyên giá tài sản cố định hoặc đơn giá công cụ, dụng cụ
- Cột 3: Ghi số tiền (Cột 3 = Cột 1 x Cột 2)
- Cột E, G: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ ghi giảm tài sản cố định và công cụ, dụng cụ.
- Cột H: Ghi lý do giảm tài sản cố định và công cụ, dụng cụ
- Cột 4: Ghi số lượng tài sản cố định và công cụ, dụng cụ giảm
- Cột 5: Ghi nguyên giá tài sản cố định và giá trị công cụ, dụng cụ giảm.
Doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện việc khóa sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng khi nào?
Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng cho doanh nghiệp tư nhân là một trong những mẫu sổ kế toán được hướng dẫn tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, do đó việc khóa sổ này sẽ được thực hiện theo Điều 124 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Mở, ghi sổ kế toán và chữ ký
1. Mở sổ
Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán. Sổ kế toán có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ. Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:
- Đối với sổ kế toán dạng quyển: Trang đầu sổ phải ghi tõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác. Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.
- Đối với sổ tờ rời: Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm.
2. Ghi sổ: Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.
3. Khoá sổ: Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Đối với người ghi sổ thuộc các đơn vị dịch vụ kế toán phải ký và ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người ghi sổ kế toán là cá nhân hành nghề ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.
Theo đó, doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện việc khóa sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng vào cuối kỳ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính.
Ngoài ra phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mua hàng Chợ Tết công đoàn từ ngày mấy đến ngày mấy? Ai được mua hàng Chợ Tết công đoàn? Công đoàn Việt Nam là tổ chức thế nào?
- Cuộc họp hội đồng trường cao đẳng sư phạm được xem là hợp lệ khi nào? Tỷ lệ thành viên ngoài trường của Hội đồng?
- Các ngày lập xuân hạ thu đông năm 2025? Bốn mùa xuân hạ thu đông rơi vào tháng mấy 2025? Các mùa trong năm 2025?
- Thẩm tra dự án đầu tư xây dựng là gì? Chủ đầu tư phải lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn thế nào để thẩm tra dự án đầu tư xây dựng?
- Mẫu tờ trình đề nghị thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất hiện nay là mẫu nào?