Mẫu sổ theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức là mẫu nào? Hướng dẫn chi tiết cách ghi sổ?
Mẫu sổ theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức là mẫu nào?
Sổ theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức là Mẫu S03-BNV/2008 được ban hành kèm theo Quyết định 02/2008/QĐ-BNV.
Tải về Mẫu S03-BNV/2008 - sổ theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức
>> Xem thêm:
Tải về Mẫu sổ giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức
Tải về Mẫu sổ đăng ký hồ sơ cán bộ, công chức
Mẫu sổ theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức là mẫu nào? Hướng dẫn chi tiết cách ghi sổ? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn chi tiết cách Mẫu S03-BNV/2008 - sổ theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức?
Hướng dẫn chi tiết cách ghi sổ theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức được quy định tại Mẫu S03-BNV/2008 được ban hành kèm theo Quyết định 02/2008/QĐ-BNV như sau:
1. Số thứ tự: ghi số đếm tăng dần tương ứng với mỗi lượt nghiên cứu hồ sơ của cán bộ, công chức.
2. Ngày nghiên cứu: ghi ngày, tháng, năm tại thời điểm tổ chức hoặc cá nhân đến nghiên cứu, khai thác và sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức mà cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp quản lý theo thẩm quyền.
3. Họ và tên người nghiên cứu: ghi họ và tên của người trực tiếp đến nghiên cứu, khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 12 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định 14/2006/QĐ-BNV ngày 6 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (đã hết hiệu lực được thay thế bởi Thông tư 11/2012/TT-BNV).
4. Đơn vị công tác: ghi tên tên cơ quan, tổ chức, đơn vị của người đến nghiên cứu, khai thác và sử dụng hồ sơ của cán bộ, công chức.
5. Nội dung nghiên cứu: ghi rõ nghiên cứu hồ sơ của ai, về vấn đề gì theo đúng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định 14/2006/QĐ-BNV ngày 6 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (đã hết hiệu lực được thay thế bởi Thông tư 11/2012/TT-BNV).
6. Hình thức nghiên cứu: ghi rõ hình thức nghiên cứu, khai thác và sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức theo quy định tại khoản 5 Điều 7 và điểm b khoản 2 Điều 12 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định 14/2006/QĐ-BNV ngày 6 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (đã hết hiệu lực được thay thế bởi Thông tư 11/2012/TT-BNV).
7. Ngày trả: ghi ngày, tháng, năm tại thời điểm mà tổ chức hoặc cá nhân trả lại hồ sơ đã mượn để nghiên cứu, khai thác và sử dụng sau khi đã thực hiện theo đúng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định 14/2006/QĐ-BNV ngày 6 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (đã hết hiệu lực được thay thế bởi Thông tư 11/2012/TT-BNV).
8. Ghi chú: ghi những tình tiết phát sinh trong quá trình nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức (nếu cần thiết) để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý hồ sơ sau này./.
Ghi chú: Hướng dẫn trên đây được in ở mặt sau của trang bìa quyển Sổ Theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức theo Mẫu S03-BNV/2008 được ban hành kèm theo Quyết định 02/2008/QĐ-BNV.
Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý hồ sơ công chức được quy định như thế nào?
Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý hồ sơ công chức được quy định tại Điều 18 Thông tư 11/2012/TT-BNV được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 06/2019/TT-BNV như sau:
(1) Cơ quan quản lý công chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Thông tư 11/2012/TT-BNV có trách nhiệm thực hiện các quy định về quản lý hồ sơ công chức thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý gồm:
- Quản lý hồ sơ công chức thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ, ngành và địa phương;
- Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý hồ sơ công chức của Thông tư này thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành và địa phương.
(2) Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức chịu trách nhiệm về công tác quản lý hồ sơ công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và chỉ được xác nhận vào hồ sơ công chức khi có hồ sơ gốc của công chức.
(3) Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định những nội dung sau:
- Quyết định tuyển dụng và lựa chọn người đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ để bố trí làm chuyên trách về công tác quản lý hồ sơ công chức;
- Tổ chức cho công chức kê khai, quyết định việc lập mới, sửa chữa dữ liệu thông tin trong hồ sơ công chức bằng văn bản để công chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Thông tư này, sau khi cơ quan sử dụng công chức có kết luận việc kiểm tra, xác minh
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác minh, sửa chữa những tài liệu không thống nhất trong hồ sơ công chức theo quy định hiện hành;
- Thông báo cho công chức biết kết luận thẩm tra, xác minh về các dữ liệu trong hồ sơ do công chức tự khai không thống nhất hoặc không chính xác;
- Hủy bỏ những tài liệu thừa, trùng lặp, không có nội dung liên quan trong hồ sơ;
- Xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có sai phạm trong kê khai, quản lý và bảo quản hồ sơ công chức.
(4) Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác quản lý hồ sơ công chức quy định tại Thông tư này và báo cáo cơ quan quản lý công chức của Bộ Nội vụ.
(5) Thẩm quyền và trách nhiệm Bộ Nội vụ:
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác quản lý hồ sơ công chức thống nhất toàn quốc;
- Trực tiếp quản lý hồ sơ bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do Thủ tướng Chính phủ quyết định, bổ nhiệm và hồ sơ bổ nhiệm công chức vào ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay đổi hộ tịch là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi hộ tịch? Phạm vi thay đổi hộ tịch như thế nào?
- Trường hợp các công trình chính có cùng một cấp, người đề nghị thẩm định có được lựa chọn cơ quan trình thẩm định?
- Phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất là gì? Sử dụng mô hình BIM để hỗ trợ công tác quản lý nhà nước như thế nào?
- Định hướng sắp xếp và hợp nhất 14 Bộ cơ quan ngang Bộ theo Kế hoạch 141? Ưu điểm và nhược điểm của định hướng?
- Người đề nghị thẩm định hoạt động xây dựng là ai? Trách nhiệm của người đề nghị thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng?