Mẫu sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu TK 411 áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay?
- Mẫu sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu TK 411 áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay?
- Hướng dẫn cách điền mẫu sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu TK 411 áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay?
- Chữ ký trong sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu TK 411 áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải dùng loại mực nào?
Mẫu sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu TK 411 áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay?
Mẫu sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu TK 411 áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện được hướng dẫn theo Mẫu số S23 - DNN ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
Tải về Mẫu sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu TK 411 áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay.
Mẫu sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu TK 411
Hướng dẫn cách điền mẫu sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu TK 411 áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay?
Sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu dùng để ghi chép số hiện có và tình hình tăng, giảm vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp theo từng nội dung: Vốn góp ban đầu, thặng dư vốn trong quá trình hoạt động và vốn được bổ sung từ nguồn khác (Tài trợ, viện trợ (nếu có)…).
Căn cứ và phương pháp ghi sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu TK 411 áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện được hướng dẫn theo Mẫu số S23 - DNN ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Sổ này theo dõi toàn bộ vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp từ khi bắt đầu thành lập cho đến khi giải thể, phá sản. Căn cứ ghi sổ là các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ góp vốn, mua bán cổ phiếu và tăng, giảm vốn góp của chủ sở hữu khác.
Cột A: Ghi ngày tháng ghi sổ.
Cột B, C: Ghi ngày, tháng và số hiệu của chứng từ dùng để ghi sổ.
Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
- Cột 1: Ghi số vốn góp ban đầu bị giảm do thu hồi cổ phiếu hủy bỏ, các thành viên rút vốn và các nguyên nhân khác.
- Cột 2: Ghi số thặng dư vốn giảm do bán cổ phiếu mua lại thấp hơn giá mua lại.
- Cột 3: Ghi số vốn khác giảm.
- Cột 4: Ghi số vốn góp của chủ sở hữu tăng do các thành viên góp vốn, cổ đông mua cổ phiếu (Ghi theo mệnh giá) hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ vốn vào kinh doanh.
- Cột 5: Ghi số chênh lệch giữa giá bán thực tế cổ phiếu lớn hơn mệnh giá cổ phiếu.
- Cột 6: Ghi số vốn kinh doanh tăng do được tài trợ, viện trợ không hoàn lại và các khoản tăng vốn khác.
Cuối tháng cộng sổ tính ra tổng số phát sinh tăng, phát sinh giảm và số dư cuối tháng để ghi vào cột phù hợp với từng loại nguồn vốn.
Chữ ký trong sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu TK 411 áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải dùng loại mực nào?
Chữ ký trong sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu TK 411 áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải dùng loại mực nào, thì theo khoản 5 Điều 85 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Lập và ký chứng từ kế toán
...
4. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ
5. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
6. Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng... Chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.
7. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền ký chứng từ thực hiện việc ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký.
8. Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Tổng Giám đốc (Giám đốc), người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản.
9. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.
...
Như vậy, chữ ký trong sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu TK 411 áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải dùng loại mực không phai và không được dùng mực đỏ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?