Mẫu sổ quản lý văn bản bí mật nhà nước được gửi đi cho những cơ quan đơn vị khác theo quy định là mẫu sổ nào?
Việc gửi văn bản bí mật nhà nước của cơ quan đơn vị khác sẽ do ai thực hiện?
Căn cứ Điều 13 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về việc gửi văn bản bí mật nhà nước như sau:
Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ở trong nước do người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước, người làm công tác giao liên hoặc văn thư của cơ quan, tổ chức thực hiện.
2. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước giữa cơ quan, tổ chức ở trong nước với cơ quan, tổ chức của Việt Nam ở nước ngoài hoặc giữa các cơ quan, tổ chức của Việt Nam ở nước ngoài với nhau do giao liên ngoại giao hoặc người được giao nhiệm vụ thực hiện.
3. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải thực hiện theo nguyên tắc giữ kín, niêm phong.
4. Trong quá trình vận chuyển tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có biện pháp bảo quản, bảo đảm an toàn; trường hợp cần thiết phải có lực lượng bảo vệ.
5. Vận chuyển tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước qua dịch vụ bưu chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về bưu chính.
6. Nơi gửi và nơi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải kiểm tra, đối chiếu để kịp thời phát hiện sai sót và có biện pháp xử lý; việc giao, nhận phải được ghi đầy đủ vào sổ theo dõi riêng, người nhận phải ký nhận.
7. Chính phủ quy định chi tiết việc giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Theo quy định trên thì khi gửi văn bản bí mật nhà nước ở trong nước do người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước, người làm công tác giao liên hoặc văn thư của cơ quan, tổ chức thực hiện.
Trong quá trình gửi văn bản bí mật nhà nước cho các cơ quan, đơn vị khác phải có biện pháp bảo quản, bảo đảm an toàn; trường hợp cần thiết phải có lực lượng bảo vệ.
Nơi gửi và nơi nhận văn bản bí mật nhà nước phải kiểm tra, đối chiếu để kịp thời phát hiện sai sót và có biện pháp xử lý; việc giao, nhận phải được ghi đầy đủ vào sổ theo dõi riêng, người nhận phải ký nhận.
Mẫu sổ quản lý văn bản bí mật nhà nước được gửi đi cho những cơ quan đơn vị khác theo quy định là mẫu sổ nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện gửi văn bản bí mật nhà nước cho các cơ quan đơn vị khác trong nước ra sao?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 26/2020/NĐ-CP quy định về việc gửi văn bản bí mật nhà nước như sau:
Giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
a) Trước khi giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước đồng ý;
b) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải làm bì hoặc đóng gói riêng. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc;
Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc độ “Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng hai lớp phong bì: Bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” và được niêm phong bằng dấu của cơ quan, tổ chức ở ngoài bì; trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”. Bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu ký hiệu chữ “A”;
Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được bảo vệ bằng một lớp bì, ngoài bì đóng dấu chữ “B” và chữ “C” tương ứng với độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bên trong;
c) Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được quản lý bằng “Sổ chuyển giao bí mật nhà nước”.
...
Theo đó, khi gửi văn bản bí mật nhà nước thì phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước đồng ý.
Văn bản bí mật nhà nước được gửi phải làm bì hoặc đóng gói riêng. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc;
Việc giao văn bản bí mật nhà nước phải được quản lý bằng “Sổ chuyển giao bí mật nhà nước”.
Mẫu sổ quản lý văn bản bí mật nhà nước được gửi đi cho những cơ quan đơn vị khác là mẫu sổ nào?
Căn cứ Phụ lục 14 biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BCA quy định về sổ đăng ký bí mật nhà nước đi như sau:
MẪU SỐ 14
SỔ ĐĂNG KÝ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC ĐI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an)
1. Mẫu sổ
Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi được in sẵn, kích thước 210mm x 297mm.
a) Bìa và trang đầu
Bìa và trang đầu của sổ đăng ký bí mật nhà nước đi được trình bày theo hình minh họa dưới đây:
Ghi chú:
(1): Tên cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2): Tên cơ quan, tổ chức.
(3): Năm mở sổ đăng ký bí mật nhà nước di.
(4): Ngày, tháng bắt đầu và kết thúc đăng ký văn bản trong sổ.
(5): Số thứ tự đăng ký văn bản mật đi đầu tiên và cuối cùng trong sổ.
(6): Số thứ tự của quyển sổ.
b) Phần đăng bí mật nhà nước đi.
Phần quản lý bí mật nhà nước đi được trình bày trên trang giấy khổ A4 (210mm x 297mm) bao gồm 09 cột theo mẫu sau:
2. Hướng dẫn đăng ký
Cột 1: Ghi số thứ tự từ 01 đến khi sử dụng hết quyển số.
Cột 2: Ghi số và ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Cột 3: Ghi ngày, tháng, năm của văn bản; đối với những ngày dưới 10 và tháng 1, 2 thì phải thêm số 0 ở trước, ví dụ: 03/01, 27/7, 31/12.
Cột 4: Ghi tên loại và trích yếu nội dung tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; đối với bí mật nhà nước đi có độ mật "Tuyệt mật" thì chỉ được ghi vào cột trích yếu nội dung sau khi được phép của lãnh đạo xác định độ mật bí mật nhà nước đó.
Cột 5: Ghi rõ độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước (Tuyệt mật, Tối mật, Mật hoặc ghi ký hiệu A, B, C).
Cột 6: Ghi tên của người ký tài liệu bí mật nhà nước.
Cột 7: Ghi tên các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như được ghi tại phần nơi nhận của tài liệu.
Cột 8: Ghi tên đơn vị lưu tài liệu.
Cột 9: Ghi số lượng bản phát hành tài liệu.
Cột 10: Ghi những nội dung cần thiết khác.
Theo đó, việc quản lý văn bản bí mật nhà nước được gửi đến các cơ quan đơn vị khác sẽ được thực hiện theo mẫu sổ đăng ký văn bản bí mật nhà nước đi này.
Khi muốn gửi một văn bản bí mật nhà nước của cơ quan đơn vị mình đến một cơ quan đơn vị khác thì thực hiện đăng ký vào sổ theo hướng dẫn đăng ký tại Mục 2 Mẫu số 14 như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?