Mẫu sổ quản lý lao động mới nhất hiện nay là mẫu sổ nào? Người sử dụng lao động có thể đồng thời lập sổ quản lý lao động bản giấy và bản điện tử hay không?
Người sử dụng lao động có thể đồng thời lập sổ quản lý lao động bản giấy và bản điện tử hay không?
Vấn đề lập số quản lý lao động được quy định tại Điều 12 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động
1. Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, pháp luật có quy định rõ là người sử dụng lao động có trách nhiệm "Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử...".
Như vậy có thể hiểu là người sử dụng lao động được phép chọn một trong hai hình thức là bản giấy hoặc bản điện tử để lập sổ quản lý.
Mẫu sổ quản lý lao động mới nhất hiện nay là mẫu sổ nào? Người sử dụng lao động có thể đồng thời lập sổ quản lý lao động bản giấy và bản điện tử hay không? (Hình từ Internet)
Mẫu sổ quản lý lao động mới nhất hiện nay là mẫu sổ nào?
Hiện tại Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP không quy định cụ thể về mẫu số quản lý lao động.
Tuy nhiên căn cứ vào Điều 3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì sổ quản lý lao động (bản giấy hoặc bản điện tử) phải đảm bảo thể được những thông tin sau của người lao động:
- Họ tên;
- Giới tính;
- Ngày tháng năm sinh;
- Quốc tịch;
- Nơi cư trú;
- Số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật;
- Bậc trình độ kỹ năng nghề;
- Vị trí việc làm;
- Loại hợp đồng lao động;
- Thời điểm bắt đầu làm việc;
- Tham gia bảo hiểm xã hội;
-Tiền lương; nâng bậc, nâng lương;
- Số ngày nghỉ trong năm; số giờ làm thêm;
- Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề;
- Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động ở nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Lưu ý: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thể hiện, cập nhật các thông tin quy định kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc; quản lý, sử dụng và xuất trình sổ quản lý lao động với cơ quan quản lý về lao động và các cơ quan liên quan khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
>>>> Có thể tham khảo mẫu sổ quản lý lao động sau:
Người sử dụng lao động hiện nay có những quyền vào nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 thì hiện nay người sử dụng lao động có các quyền và nghĩa vụ sau:
*Quyền của người sử dụng lao động
(1) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
(2) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
(3) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
(4) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
(5) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
*Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
(1) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
(2) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
(3) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
(4) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
(5) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?