Mẫu sổ đăng ký bí mật nhà nước dùng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước là mẫu nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước?
- Mẫu sổ đăng ký bí mật nhà nước dùng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước là mẫu nào?
- Sử dụng cơ sở dữ liệu để đăng ký, quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trên máy tính cần phải bảo đảm những gì?
- Trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước thì những hành vi nào bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật?
Mẫu sổ đăng ký bí mật nhà nước dùng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước là mẫu nào?
Mẫu sổ đăng ký bí mật nhà nước dùng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước hiện nay là mẫu số 14 về sổ đăng ký bí mật nhà nước đi và mẫu số 15 về sổ đăng ký bí mật nhà nước đến ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BCA.
Tải về Mẫu sổ đăng ký bí mật nhà nước đi dùng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước hiện nay.
Tải về Mẫu sổ đăng ký bí mật nhà nước đến dùng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước hiện nay.
Chú thích:
(1): Tên cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2): Tên cơ quan, tổ chức.
(3): Năm mở sổ đăng ký bí mật nhà nước đến.
(4): Ngày, tháng bắt đầu và kết thúc đăng ký văn bản trong sổ.
(5): Số thứ tự đăng ký văn bản mật đến đầu tiên và cuối cùng trong sổ.
(6): Số thứ tự của quyển sổ.
Hướng dẫn đăng ký mẫu sổ đăng ký bí mật nhà nước đi
Phần đăng ký bí mật nhà nước đi.
Phần quản lý bí mật nhà nước đi được trình bày trên trang giấy khổ A4 (210mm x 297mm) bao gồm 09 cột theo mẫu sau:
Cột 1: Ghi số thứ tự từ 01 đến khi sử dụng hết quyển số.
Cột 2: Ghi số và ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Cột 3: Ghi ngày, tháng, năm của văn bản; đối với những ngày dưới 10 và tháng 1, 2 thì phải thêm số 0 ở trước, ví dụ: 03/01, 27/7, 31/12.
Cột 4: Ghi tên loại và trích yếu nội dung tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; đối với bí mật nhà nước đi có độ mật "Tuyệt mật" thì chỉ được ghi vào cột trích yếu nội dung sau khi được phép của lãnh đạo xác định độ mật bí mật nhà nước đó.
Cột 5: Ghi rõ độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước (Tuyệt mật, Tối mật, Mật hoặc ghi ký hiệu A, B, C).
Cột 6: Ghi tên của người ký tài liệu bí mật nhà nước.
Cột 7: Ghi tên các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như được ghi tại phần nơi nhận của tài liệu.
Cột 8: Ghi tên đơn vị lưu tài liệu.
Cột 9: Ghi số lượng bản phát hành tài liệu.
Cột 10: Ghi những nội dung cần thiết khác.
Hướng dẫn đăng ký mẫu sổ đăng ký bí mật nhà nước đến
Phần đăng ký bí mật nhà nước đến
Phần quản lý bí mật nhà nước đến được trình bày trên trang giấy khổ A4 (210mm x 297mm) bao gồm 09 cột theo mẫu sau:
Cột 1: Ghi số thứ tự từ 01 đến khi sử dụng hết quyển số.
Cột 2: Ghi theo ngày, tháng được ghi trên dấu đến.
Cột 3: Ghi theo số được ghi trên dấu đến.
Cột 4: Ghi cơ quan, tổ chức ban hành tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Cột 5: Ghi số và ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đến.
Cột 6: Ghi ngày, tháng, năm của văn bản mật đến; đối với những ngày dưới 10 và tháng 1, 2 thì phải thêm số 0 ở trước, ví dụ: 03/01, 27/7, 31/12.
Cột 7: Ghi tên loại và trích yếu nội dung của tài liệu, bí mật nhà nước đến.
Cột 8: Ghi rõ độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước (Tuyệt mật, Tối mật, Mật hoặc ghi ký hiệu A, B, C).
Cột 9: Ghi tên đơn vị hoặc cá nhân nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đến.
Cột 10: Ghi những nội dung cần thiết khác.
Mẫu sổ đăng ký bí mật nhà nước dùng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước là mẫu nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước? (Hình từ Internet)
Sử dụng cơ sở dữ liệu để đăng ký, quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trên máy tính cần phải bảo đảm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 24/2020/TT-BCA về sử dụng biểu mẫu như sau:
Sử dụng biểu mẫu
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng biểu mẫu quy định tại Điều 2 Thông tư này phải bảo đảm đầy đủ nội dung, thống nhất về hình thức, kích thước được quy định cụ thể tại các biểu mẫu.
2. Mực dùng để đóng các loại dấu chỉ độ mật là mực màu đỏ.
3. Trường hợp sử dụng cơ sở dữ liệu để đăng ký, quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trên máy tính phải bảo đảm đầy đủ nội dung theo mẫu “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”, “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến” quy định tại Thông tư này.
4. Trường hợp tài liệu bí mật nhà nước, sách chứa đựng nội dung bí mật nhà nước được in, xuất bản với số lượng lớn thì cơ quan, tổ chức soạn thảo, tạo ra bí mật nhà nước được in dấu độ mật bằng mực màu đỏ ở bên ngoài tài liệu, bìa sách.
Theo đó, trong trường hợp sử dụng cơ sở dữ liệu để đăng ký, quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trên máy tính cần phải bảo đảm đầy đủ nội dung theo mẫu “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”, “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến” quy định tại Thông tư 24/2020/TT-BCA.
Ngoài ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng biểu mẫu cần phải bảo đảm đầy đủ nội dung, thống nhất về hình thức, kích thước được quy định cụ thể tại các biểu mẫu.
Trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước thì những hành vi nào bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 thì trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước những hành vi sau đây sẽ bị nghiêm cấm:
(1) Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
(2) Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
(3) Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
(4) Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(5) Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
(6) Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.
(7) Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
(8) Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.
(9) Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất?
- Thuyết khả tri là gì? Ví dụ thuyết khả tri? Môn Triết học Mác Lênin có thời lượng là bao nhiêu tín chỉ?
- Xác định chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng khi thuê tư vấn quản lý dự án bằng cách nào? Được điều chỉnh khi nào?
- Sự cố công trình xây dựng làm chết mấy người thuộc sự cố cấp 2? Thời hạn báo cáo sự cố khi xảy ra sự cố công trình xây dựng cấp 2?
- Xử phạt đến 6 triệu đồng hành vi sử dụng thiết bị điện tử khi lái xe ô tô từ năm 2025? Những lưu ý khi lùi xe và mở cửa xe?