Mẫu quyết định về việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định thế nào?
- Mẫu quyết định về việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định thế nào?
- Quyết định về việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chấm dứt khi nào?
Mẫu quyết định về việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định thế nào?
Căn cứ khoản Điều 41 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính như sau:
Biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính
1. Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về mẫu biên bản và mẫu quyết định để sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.
2. Biểu mẫu sử dụng trong áp dụng biện pháp xử lý hành chính được ban hành kèm theo các Nghị định quy định cụ thể về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
...
Đồng thời, căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì mẫu quyết định về việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo Mẫu MQĐ35 ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP.
TẢI VỀ Mẫu quyết định về việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Mẫu quyết định về việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Quyết định về việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải đảm bảo yêu cầu gì?
Yêu cầu đối với quyết định về việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 118/2021/NĐ-CP như sau:
Giao quyền trong xử phạt vi phạm hành chính
1. Quyết định giao quyền quy định tại Điều 54, khoản 2 Điều 87 và khoản 2 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
Quyết định giao quyền phải có số, ghi rõ ngày, tháng, năm, trích yếu, ký và đóng dấu; trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên.
Phần căn cứ pháp lý ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu của quyết định giao quyền.
2. Người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt, thì có thẩm quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như cấp trưởng.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:
Thẩm quyền quyết định cưỡng chế
...
2. Người có thẩm quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
...
Như vậy, theo quy định, quyết định về việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
- Phải có số, ghi rõ ngày, tháng, năm, trích yếu, ký và đóng dấu;
Trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên.
- Phần căn cứ pháp lý ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu của quyết định giao quyền.
Việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chấm dứt khi nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì việc giao quyền cưỡng thế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Hết thời hạn giao quyền ghi trong quyết định;
(2) Công việc được giao quyền đã hoàn thành;
(3) Cấp trưởng chấm dứt việc giao quyền cho cấp phó.
Trong trường hợp này, việc chấm dứt giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định;
(4) Người giao quyền hoặc người được giao quyền nghỉ hưu, thôi việc, được điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức hoặc tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật;
(5) Người giao quyền hoặc người được giao quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
(6) Công việc được giao quyền tuy chưa hoàn thành nhưng vụ việc phải chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền khác xử lý theo quy định của pháp luật;
(7) Người giao quyền hoặc người được giao quyền bị khởi tố; bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử;
(8) Điều kiện để cấp trưởng giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính không còn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?
- Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất năm 2024? Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên thế nào?
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?