Mẫu quyết định thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả tiền bồi thường Nhà nước mới nhất? Thành phần Hội đồng này sẽ bao gồm những ai?
Mẫu quyết định thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả tiền bồi thường Nhà nước mới nhất?
Căn cứ theo Mẫu 20/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BTP quy định về Mẫu quyết định thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả tiền bồi thường Nhà nước như sau:
Tải mẫu quyết định thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả tiền bồi thường Nhà nước mới nhất. Tại đây
Hướng dẫn sử dụng Mẫu 20/BTNN:
(1) Ghi chữ viết tắt tên cơ quan đã chi trả tiền bồi thường.
(2) Ghi tên địa phương nơi có trụ sở cơ quan đã chi trả tiền bồi thường theo cấp hành chính tương ứng.
(3) Ghi chức vụ của người đứng đầu cơ quan đã chi trả tiền bồi thường, ví dụ trường hợp Sở A là cơ quan đã chi trả tiền bồi thường thì ghi: “Giám đốc Sở A”; trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh A là cơ quan đã chi trả tiền bồi thường thì ghi: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A”.
(4) Ghi họ, tên người bị thiệt hại.
(5) Căn cứ vào từng vụ việc cụ thể để ghi thành phần Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, khoản 3 Điều 28 Nghị định 68/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Hoàn trả tiền bồi thường Nhà nước (Hình từ Internet)
Thành phần Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả tiền bồi thường Nhà nước sẽ bao gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 28 Nghị định 68/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả quy định tại Điều 66 của Luật
...
3. Thành phần Hội đồng bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan đã chi trả tiền bồi thường là Chủ tịch Hội đồng và các thành viên sau đây:
a) Đại diện lãnh đạo các cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau cùng gây thiệt hại;
b) Đại diện Công đoàn cơ sở của cơ quan đã chi trả tiền bồi thường.
Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau gây thiệt hại thì phải có đại diện Công đoàn cơ sở của các cơ quan đó;
c) Đại diện cơ quan đã ban hành văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong trường hợp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường không có nội dung xác định lỗi của người thi hành công vụ;
d) Đại diện cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng, trả lương cho người thi hành công vụ gây thiệt hại trong trường hợp người đó đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác;
đ) Đại diện cơ quan bảo hiểm xã hội đang chi trả lương hưu cho người thi hành công vụ trong trường hợp người đó đã nghỉ hưu;
e) Các thành phần khác mà cơ quan đã chi trả tiền bồi thường thấy cần thiết.
Người tham gia Hội đồng không được là người thân thích theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình của người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại.
...
Như vậy, thành phần Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả tiền bồi thường Nhà nước sẽ bao gồm:
- Đại diện lãnh đạo các cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau cùng gây thiệt hại;
- Đại diện Công đoàn cơ sở của cơ quan đã chi trả tiền bồi thường.
Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau gây thiệt hại thì phải có đại diện Công đoàn cơ sở của các cơ quan đó;
- Đại diện cơ quan đã ban hành văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong trường hợp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường không có nội dung xác định lỗi của người thi hành công vụ;
- Đại diện cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng, trả lương cho người thi hành công vụ gây thiệt hại trong trường hợp người đó đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác;
- Đại diện cơ quan bảo hiểm xã hội đang chi trả lương hưu cho người thi hành công vụ trong trường hợp người đó đã nghỉ hưu;
- Các thành phần khác mà cơ quan đã chi trả tiền bồi thường thấy cần thiết.
Người tham gia Hội đồng không được là người thân thích theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình của người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại.
Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả tiền bồi thường Nhà nước sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 28 Nghị định 68/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả quy định tại Điều 66 của Luật
...
6. Hội đồng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xác định những người thi hành công vụ gây thiệt hại trên cơ sở nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường và hồ sơ giải quyết công việc liên quan đến việc thi hành công vụ gây thiệt hại;
b) Đánh giá, xác định mức độ lỗi của người thi hành công vụ gây thiệt hại trên cơ sở nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
Trường hợp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường chưa xác định lỗi của người thi hành công vụ thì Hội đồng đánh giá, xác định mức độ lỗi của người thi hành công vụ gây thiệt hại trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ do người yêu cầu bồi thường cung cấp khi yêu cầu bồi thường hoặc trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường và các tình tiết khác của vụ việc;
c) Xác định trách nhiệm hoàn trả và mức hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại;
d) Kiến nghị bằng văn bản với Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường về các nội dung quy định tại các điểm a, b và c Khoản này.
7. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả tiền bồi thường Nhà nước sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?
- Tổng biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Kon Tum là bao nhiêu? Tải về phụ lục?
- Tải mẫu hợp đồng thuê xe cá nhân trong Tết Âm lịch năm Ất Tỵ mới nhất? Giá thuê xe được xác định thế nào?