Mẫu quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là mẫu nào theo quy định?
- Mẫu quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là mẫu nào?
- Người đề nghị thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở nộp hồ sơ đến cơ quan nào để thực hiện việc thẩm định?
- Việc phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư gồm có những nội dung nào?
Mẫu quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là mẫu nào?
Mẫu quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
TẢI VỀ Mẫu quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
Mẫu quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là mẫu nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Người đề nghị thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở nộp hồ sơ đến cơ quan nào để thực hiện việc thẩm định?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng sau:
Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng
1. Người đề nghị thẩm định trình 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổ chức thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
2. Hồ sơ trình thẩm định phải bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được xem là hợp lệ khi bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này, đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng (nếu có) cần tuân thủ quy định theo pháp luật về kiến trúc.
...
Như vậy, người đề nghị thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở nộp hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổ chức thẩm định.
Hồ sơ trình thẩm định có thể được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Lưu ý: Hồ sơ trình thẩm định phải bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định.
Việc phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư gồm có những nội dung nào?
Căn cứ Điều 40 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở như sau:
Phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
1. Việc phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được thể hiện tại quyết định phê duyệt, gồm các nội dung chủ yếu như sau:
a) Người phê duyệt;
b) Tên công trình hoặc bộ phận công trình;
c) Tên dự án;
d) Loại, cấp công trình;
đ) Địa điểm xây dựng;
e) Nhà thầu lập báo cáo khảo sát xây dựng;
g) Nhà thầu lập thiết kế xây dựng;
h) Đơn vị thẩm tra thiết kế xây dựng;
i) Quy mô, chỉ tiêu kỹ thuật; các giải pháp thiết kế nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên (nếu có);
k) Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình;
l) Giá trị dự toán xây dựng theo từng khoản mục chi phí;
m) Các nội dung khác.
2. Mẫu quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I Nghị định này.
3. Trong trường hợp thực hiện quản lý dự án theo hình thức Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực hoặc Ban quản lý dự án một dự án, Chủ đầu tư được ủy quyền cho Ban quản lý dự án trực thuộc phê duyệt thiết kế xây dựng.
4. Người được giao phê duyệt thiết kế xây dựng đóng dấu, ký xác nhận trực tiếp vào hồ sơ thiết kế xây dựng được phê duyệt (gồm thuyết minh và bản vẽ thiết kế). Mẫu dấu phê duyệt thiết kế xây dựng quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được thể hiện tại quyết định phê duyệt, gồm các nội dung chủ yếu như sau:
- Người phê duyệt;
- Tên công trình hoặc bộ phận công trình;
- Tên dự án;
- Loại, cấp công trình;
- Địa điểm xây dựng;
- Nhà thầu lập báo cáo khảo sát xây dựng;
- Nhà thầu lập thiết kế xây dựng;
- Đơn vị thẩm tra thiết kế xây dựng;
- Quy mô, chỉ tiêu kỹ thuật; các giải pháp thiết kế nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên (nếu có);
- Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình;
- Giá trị dự toán xây dựng theo từng khoản mục chi phí;
- Các nội dung khác.
Lưu ý: Trong trường hợp thực hiện quản lý dự án theo hình thức Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực hoặc Ban quản lý dự án một dự án, Chủ đầu tư được ủy quyền cho Ban quản lý dự án trực thuộc phê duyệt thiết kế xây dựng.
Người được giao phê duyệt thiết kế xây dựng đóng dấu, ký xác nhận trực tiếp vào hồ sơ thiết kế xây dựng được phê duyệt (gồm thuyết minh và bản vẽ thiết kế).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?