Mẫu quyết định phân công Điều tra viên tiến hành giải quyết ủy thác điều tra mới nhất? Cơ quan điều tra được ủy thác điều tra phân công Điều tra viên khi nào?
- Mẫu quyết định phân công Điều tra viên tiến hành giải quyết ủy thác điều tra vụ án hình sự mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu quyết định phân công Điều tra viên tiến hành giải quyết ủy thác điều tra được sử dụng và quản lý theo nguyên tắc nào?
- Cơ quan điều tra được ủy thác phân công Điều tra viên tiến hành giải quyết vụ việc được ủy thác khi nào?
- Cơ quan điều tra thực hiện ủy thác điều tra vụ án hình sự có Cơ quan điều tra khác thì cần làm gì?
Mẫu quyết định phân công Điều tra viên tiến hành giải quyết ủy thác điều tra vụ án hình sự mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Biểu mẫu 60 Danh mục về biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định về mẫu quyết định phân công Điều tra viên tiến hành giải quyết ủy thác điều tra như sau:
Hướng dẫn điền mẫu mẫu quyết định phân công Điều tra viên tiến hành giải quyết ủy thác điều tra:
(1) Chức danh tư pháp của người ký ban hành văn bản;
(2) Trường hợp TTLT trên được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì ghi rõ Văn bản QPPL đang có hiệu lực thi hành;
(3) Ghi rõ: Họ tên, chức danh là Điều tra viên.
Tải mẫu quyết định phân công Điều tra viên tiến hành giải quyết ủy thác điều tra. Tải về
Ủy thác điều tra (Hình từ Internet)
Mẫu quyết định phân công Điều tra viên tiến hành giải quyết ủy thác điều tra được sử dụng và quản lý theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định như sau:
Nguyên tắc sử dụng và quản lý biểu mẫu trong hoạt động điều tra hình sự
1. Chỉ sử dụng các biểu mẫu trong hoạt động điều tra hình sự và hoạt động kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm. Các biểu mẫu phải được sử dụng và quản lý đúng mục đích cho hoạt động điều tra hình sự và hoạt động kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm.
2. Việc ghi thông tin trong từng biểu mẫu phải bảo đảm khách quan, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, mẫu quyết định phân công Điều tra viên tiến hành giải quyết ủy thác điều tra được sử dụng và quản lý đúng mục đích cho hoạt động điều tra hình sự và hoạt động kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm.
Việc ghi thông tin trong biểu mẫu này phải bảo đảm khách quan, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.
Cơ quan điều tra được ủy thác phân công Điều tra viên tiến hành giải quyết vụ việc được ủy thác khi nào?
Căn cứ theo Điều 30 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định như sau:
Phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Kiểm sát viên trong trường hợp ủy thác điều tra
Khi nhận được ủy thác điều tra mà xét thấy hoạt động điều tra được ủy thác phức tạp, kéo dài thì Cơ quan điều tra được ủy thác phải phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên tiến hành điều tra những việc được ủy thác; Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra được ủy thác phải phân công Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiến hành hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra được ủy thác.
Như vậy, Cơ quan điều tra được ủy thác phân công Điều tra viên tiến hành giải quyết những việc được ủy thác khi nhận được ủy thác điều tra mà xét thấy hoạt động điều tra được ủy thác phức tạp, kéo dài.
Cơ quan điều tra thực hiện ủy thác điều tra vụ án hình sự có Cơ quan điều tra khác thì cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 171 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Ủy thác điều tra
1. Khi cần thiết, Cơ quan điều tra ủy thác cho Cơ quan điều tra khác tiến hành một số hoạt động điều tra. Quyết định ủy thác điều tra phải ghi rõ yêu cầu và gửi cho Cơ quan điều tra được ủy thác, Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra được ủy thác.
2. Cơ quan điều tra được ủy thác phải thực hiện đầy đủ những việc được ủy thác trong thời hạn mà Cơ quan điều tra ủy thác yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện ủy thác điều tra. Trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải có ngay văn bản nêu rõ lý do gửi Cơ quan điều tra đã ủy thác.
3. Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra được ủy thác có trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiến hành hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra được ủy thác và phải chuyển ngay kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát việc ủy thác điều tra cho Viện kiểm sát đã ủy thác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
Như vậy, khi cần thiết, Cơ quan điều tra ủy thác cho Cơ quan điều tra khác tiến hành một số hoạt động điều tra. Quyết định ủy thác điều tra phải ghi rõ yêu cầu và gửi cho Cơ quan điều tra được ủy thác, Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra được ủy thác.
Và khi ủy thác điều tra thì Cơ quan điều tra được ủy thác phải thực hiện đầy đủ những việc được ủy thác trong thời hạn mà Cơ quan điều tra ủy thác yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện ủy thác điều tra. Trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải có ngay văn bản nêu rõ lý do gửi Cơ quan điều tra đã ủy thác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?