Mẫu quyết định cử người giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước mới nhất? Việc cử người giải quyết được thực hiện như thế nào?
Mẫu quyết định cử người giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước mới nhất?
Căn cứ theo Mẫu 05/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BTP quy định về Mẫu quyết định cử người giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước như sau:
Tải mẫu quyết định cử người giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước mới nhất: Tại đây
Hướng dẫn sử dụng Mẫu 05/BTNN:
(1) Ghi chữ viết tắt tên cơ quan giải quyết bồi thường.
(2) Ghi tên địa phương nơi có trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường theo cấp hành chính tương ứng.
(3) Ghi chức vụ của người đứng đầu cơ quan giải quyết bồi thường, ví dụ trường hợp Sở A là cơ quan giải quyết bồi thường thì ghi: “Giám đốc Sở A”; trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh A là cơ quan giải quyết bồi thường thì ghi: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A”.
(4) Ghi thông tin người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(5) Ghi họ tên người được cử làm người giải quyết bồi thường.
(6) Ghi tên cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước
Mẫu quyết định cử người giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước mới nhất? Việc cử người giải quyết được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc cử người giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 43 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Thụ lý hồ sơ và cử người giải quyết bồi thường
...
3. Việc cử người giải quyết bồi thường được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải cử người giải quyết bồi thường;
b) Người giải quyết bồi thường là người có kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ trong ngành, lĩnh vực phát sinh yêu cầu bồi thường; không được là người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc hoặc là người thân thích theo quy định của Bộ luật Dân sự của người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại.
4. Việc thụ lý hồ sơ, không thụ lý hồ sơ và cử người giải quyết bồi thường phải được thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu bồi thường và cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước. Trường hợp không thụ lý hồ sơ thì phải trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do; đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì hướng dẫn người yêu cầu bồi thường đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp đã thụ lý hồ sơ mà có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này thì cơ quan giải quyết bồi thường dừng việc giải quyết, xóa tên vụ việc trong sổ thụ lý và trả lại hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường.
5. Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì không ra quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại Mục này. Việc phục hồi danh dự được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương này.
Như vậy, việc cử người giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải cử người giải quyết bồi thường;
- Người giải quyết bồi thường là người có kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ trong ngành, lĩnh vực phát sinh yêu cầu bồi thường; không được là người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc hoặc là người thân thích theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 của người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại.
Cơ quan nào có quyền cử người giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 43 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải cử người giải quyết bồi thường.
Dẫn chiếu điến khoản 7 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Như vậy, cơ quan có quyền cử người giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?