Mẫu Quy chế quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp? Nội dung chủ yếu của Quy chế quản lý tài sản công?
Mẫu Quy chế quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có giải thích: Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm:
- Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
- Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
- Tài sản công tại doanh nghiệp;
- Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước;
- Đất đai và các loại tài nguyên khác.
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 144/2017/TT-BTC thì việc xây dựng Quy chế quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp cần phải căn cứ vào:
- Tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;
- Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Thực trạng và yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Hiện tại, pháp luật không có quy định cụ thể về Mẫu Quy chế quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp. Do đó, người đọc có thể tham khảo mẫu dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu Quy chế quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp
Lưu ý: Mẫu quy chế trên chỉ mang tính chất tham khảo. Đơn vị có thể sửa đổi bổ sung sao cho phù hợp với nhu cầu nhưng phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luât.
Mẫu Quy chế quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp? (Hình từ Internet)
Nội dung chủ yếu của Quy chế quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp gồm những gì?
Nội dung chủ yếu của Quy chế quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 144/2017/TT-BTC như sau:
(1) Quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân có liên quan đến đầu tư xây dựng, mua sắm, tiếp nhận, thuê, khoán kinh phí, sử dụng, khai thác, kiểm kê, đánh giá lại, chuyển đổi công năng sử dụng, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy và các hình thức xử lý tài sản khác; lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ tài sản; bảo vệ tài sản; bảo dưỡng, sửa chữa tài sản; kiểm kê, kiểm tra tài sản; báo cáo tài sản công.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội có sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, ngoài các nội dung quy định tại điểm này, Quy chế phải quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;
(2) Trách nhiệm bàn giao tài sản công khi thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi người đứng đầu;
(3) Xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế;
(4) Các nội dung khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Lưu ý: Quy chế phải được thảo luận rộng rãi, dân chủ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị trước khi ban hành; sau khi ban hành phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Ai có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp?
Trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp được quy định tại Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công
...
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có các nghĩa vụ sau đây:
a) Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý, sử dụng tài sản công được Nhà nước giao;
b) Chấp hành quy định của Luật này và pháp luật có liên quan, bảo đảm sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, tiết kiệm, hiệu quả;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng tài sản công được Nhà nước giao;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật;
đ) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 144/2017/TT-BTC có quy định:
Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi là Quy chế).
...
Theo các quy định nêu trên thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý tài sản công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thì thị phần phải có bao nhiêu % thị trường liên quan trở lên?
- Giá bán nhà ở xã hội được xác định trên cơ sở nào? Điều kiện để bán nhà ở xã hội theo quy định mới?
- Người khai hải quan được khai bổ sung khi có sai sót trong việc khai hải quan trong trường hợp nào?
- Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác được thực hiện khi nào?
- Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học là gì? Mục đích của đánh giá trong giáo dục như thế nào?