Mẫu Phụ lục hợp đồng điều chỉnh lương từ 1/7/2024 thế nào? Tải về mẫu Phụ lục hợp đồng điều chỉnh lương mới nhất ở đâu?
- Mẫu Phụ lục hợp đồng điều chỉnh lương từ 1/7/2024 thế nào? Tải về mẫu Phụ lục hợp đồng điều chỉnh lương mới nhất ở đâu?
- Có những loại phụ lục hợp đồng lao động nào?
- Điểm mới về lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP?
- Trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
Mẫu Phụ lục hợp đồng điều chỉnh lương từ 1/7/2024 thế nào? Tải về mẫu Phụ lục hợp đồng điều chỉnh lương mới nhất ở đâu?
Dưới đây là Phụ lục hợp đồng điều chỉnh lương từ 1/7/2024 cho các công ty tham khảo:
Tải về Mẫu Phụ lục hợp đồng điều chỉnh lương từ 1/7/2024
Mẫu Phụ lục hợp đồng điều chỉnh lương từ 1/7/2024 thế nào? Tải về mẫu Phụ lục hợp đồng điều chỉnh lương mới nhất ở đâu?
Có những loại phụ lục hợp đồng lao động nào?
Theo khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 thì có 2 loại phụ lục hợp đồng lao động như sau:
- Phụ lục quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động phải đảm bảo không dẫn đến cách hiểu khác với nội dung trong hợp đồng đó.
Nếu gây nhầm lẫn hoặc tạo ra cách hiểu khác thì thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động được giao kết lúc đầu.
- Phụ lục sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Điểm mới về lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP?
Dưới đây là điểm mới về lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024:
(1) Tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng của người lao động sẽ tăng dao động từ 200.000 - 280.000 đồng/tháng, tương đương tăng 6% so với mức lương hiện hưởng.
Cụ thể, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng mới từ 01/7/2024 như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.960.000 (tăng thêm 280.000 đồng) | 23.800 (tăng thêm 1.300 đồng) |
Vùng II | 4.410.000 (tăng 250.000 đồng) | 21.200 (tăng thêm 1.200 đồng) |
Vùng III | 3.860.000 (tăng 220.000 đồng) | 18.600 (tăng thêm 1.100 đồng) |
Vùng IV | 3.450.000 (tăng 200.000 đồng) | 16.600 (tăng thêm 1000 đồng) |
(2) Điều chỉnh vùng: Mức lương tối thiểu tại nhiều nơi tăng mạnh
Ngoài việc tăng lương tối thiểu trên, Nghị định 74/2024/NĐ-CP cũng điều chỉnh một số địa bàn đang hưởng mức tối thiểu vùng thấp sang mức tối thiểu vùng cao hơn.
Cụ thể như sau:
Chuyển từ vùng II lên vùng I các địa phương tại:
- Tỉnh Quảng Ninh: Thành phố Uông Bí, Móng Cái và các thị xã Quảng Yên, Đông Triều
- Tỉnh Hải Dương: Thành phố Hải Dương
- Tỉnh Đồng Nai: Huyện Thống Nhất
- Tỉnh Long An: Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc.
Người lao động hiện đang làm việc tại các địa phương này sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo tháng từ 4.160.000 đồng/tháng tăng lên 4.960.000 đồng/tháng, tương đương 19,2%.
Chuyển từ vùng III lên vùng II các địa phương tại:
- Tỉnh Hải Dương: Thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn và các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Kim Thành.
- Tỉnh Thanh Hóa: Các thành phố Thanh Hóa, Sầm Sơn và các thị xã Bỉm Sơn, Nghi Sơn.
- Tỉnh Khánh Hòa: Thị xã Ninh Hòa.
- Tỉnh Đồng Nai: Các huyện Tân Phú, Cẩm Mỹ.
- Tỉnh Long An: Thị xã Kiến Tường.
- Tỉnh Sóc Trăng: Thành phố Sóc Trăng.
- Tỉnh Bắc Giang: Thị xã Việt Yên, Yên Dũng.
- Tỉnh Thái Bình: Thành phố Thái Bình.
Người lao động hiện đang làm việc tại các địa phương này sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo tháng từ 3.640.000 đồng/tháng tăng lên 4.410.000 đồng/tháng, tương đương 21,1%.
Chuyển từ vùng IV lên vùng III các địa phương tại:
- Tỉnh Hải Dương: Các huyện Ninh Giang, Thanh Miện, Thanh Hà.
- Tỉnh Thanh Hóa: Các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống.
- Tỉnh Ninh Thuận: Huyện Ninh Phước.
Tỉnh Thái Bình: Các huyện Thái Thụy, Tiền Hải.
Người lao động hiện đang làm việc tại các địa phương này sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo tháng từ từ 3.250.000 đồng/tháng tăng lên 3.860.000 đồng/tháng, tương đương 18,7%.
Trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về tiền lương như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đối với hành vi người sử dụng lao dộng là cá nhân có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì có thể bị xử phạt từ 20 triệu đồng đến 75 triệu đồng tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng.
*Lưu ý: Mức xử phạt nêu trên là mức xử phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm. Đối với người sử dụng lao động là tổ chức mức phạt nhân đôi theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 2025, tài xế lái xe liên tục quá 4 giờ bị phạt bao nhiêu tiền? Tính toán thời gian lái xe thế nào?
- Khi người tiêu dùng khởi kiện tại Tòa án thì ai có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa?
- Mức phạt nồng độ cồn 2025 đối với ô tô? Trừ điểm GPLX đối với ô tô khi vi phạm nồng độ cồn 2025 thế nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13150-3:2024 tái chế nông sử dụng nhựa đường bọt và xi măng ra sao?
- Mẫu hợp đồng phá dỡ công trình nhà chung cư mới nhất là mẫu nào? Tải về hợp đồng phá dỡ công trình nhà chung cư ở đâu?