Mẫu phiếu yêu cầu sao tài liệu của độc giả tại các Lưu trữ lịch sử hiện nay quy định như thế nào?
Mẫu phiếu yêu cầu sao tài liệu của độc giả tại các Lưu trữ lịch sử hiện nay quy định như thế nào?
Mẫu phiếu yêu cầu sao tài liệu của độc giả tại các Lưu trữ lịch sử hiện nay quy định như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Theo đó, mẫu phiếu yêu cầu sao tài liệu của độc giả tại các Lưu trữ lịch sử được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 10/2014/TT-BNV.
TẢI VỀ Mẫu phiếu yêu cầu sao tài liệu của độc giả tại các Lưu trữ lịch sử
Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để yêu cầu sao tài liệu tại các Lưu trữ lịch sử?
Theo tiểu mục 3 Mục II Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc lĩnh vực Văn thư Lưu trữ trong phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 909/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
THỦ TỤC CẤP BẢN SAO VÀ CHỨNG THỰC TÀI LIỆU LƯU TRỮ
...
2. Cách thức thực hiện
Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia.
3. Thành phần, số lượng và hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ đối với cấp bản sao
- Phiếu yêu cầu sao tài liệu (Mẫu số 03);
- Bản lưu bản sao tài liệu.
b) Thành phần, số lượng hồ sơ đối với cấp chứng thực lưu trữ
- Phiếu yêu cầu chứng thực tài liệu (Mẫu số 04);
- Bản lưu bản chứng thực tài liệu.
c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
...
Theo đó, các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và người nước ngoài có nhu cầu cấp bản sao tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm có:
- Phiếu yêu cầu sao tài liệu theo Mẫu Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 10/2014/TT-BNV
- Bản lưu bản sao tài liệu.
Trình tự thực hiện thủ tục cấp bản sao tài liệu ở các Lưu trữ lịch sử như thế nào?
Theo tiểu mục 1 Mục II Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc lĩnh vực Văn thư Lưu trữ trong phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 909/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
THỦ TỤC CẤP BẢN SAO VÀ CHỨNG THỰC TÀI LIỆU LƯU TRỮ
...
1. Trình tự thực hiện
a) Thủ tục cấp bản sao
- Bước 1: Độc giả có nhu cầu cấp bản sao tài liệu phải đăng ký vào Phiếu yêu cầu sao tài liệu;
- Bước 2: Sau khi độc giả điền đầy đủ các thông tin vào Phiếu yêu cầu sao tài liệu, viên chức Phòng đọc sẽ trình hồ sơ cho Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia phê duyệt;
- Bước 3: Viên chức Phòng đọc ghi vào Sổ đăng ký phiếu yêu cầu sao tài liệu và tiến hành thực hiện sao tài liệu, sau đó trả bản sao tài liệu cho độc giả tại Phòng đọc.
b) Thủ tục cấp chứng thực lưu trữ
- Bước 1: Độc giả có nhu cầu chứng thực tài liệu lưu trữ phải đăng ký vào Phiếu yêu cầu chứng thực tài liệu;
- Bước 2: Sau khi độc giả điền đầy đủ các thông tin vào Phiếu yêu cầu chứng thực, viên chức Phòng đọc xác nhận thông tin về nguồn gốc, địa chỉ lưu trữ của tài liệu đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia, gồm: Tờ số, hồ sơ số, số mục lục hồ sơ, tên phông, số chứng thực được đăng ký trong Sổ chứng thực. Các thông tin về chứng thực tài liệu được thể hiện trên Dấu chứng thực;
- Bước 3: Viên chức Phòng đọc điền đầy đủ các thông tin vào Dấu chứng thực đóng trên bản sao, ghi ngày, tháng, năm chứng thực, trình Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia ký xác nhận và đóng dấu của Trung tâm Lưu trữ quốc gia, sau đó trả bản chứng thực tài liệu cho độc giả tại Phòng đọc.
2. Cách thức thực hiện
Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia.
...
Theo đó, trình tự thực hiện thủ tục cấp bản sao tài liệu ở các Lưu trữ lịch sử như sau:
- Bước 1: Độc giả có nhu cầu chứng thực tài liệu lưu trữ phải đăng ký vào Phiếu yêu cầu chứng thực tài liệu;
- Bước 2: Sau khi độc giả điền đầy đủ các thông tin vào Phiếu yêu cầu chứng thực, viên chức Phòng đọc xác nhận thông tin về nguồn gốc, địa chỉ lưu trữ của tài liệu đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia (Lưu trữ lịch sử), gồm: Tờ số, hồ sơ số, số mục lục hồ sơ, tên phông, số chứng thực được đăng ký trong Sổ chứng thực. Các thông tin về chứng thực tài liệu được thể hiện trên Dấu chứng thực;
- Bước 3: Viên chức Phòng đọc điền đầy đủ các thông tin vào Dấu chứng thực đóng trên bản sao, ghi ngày, tháng, năm chứng thực, trình Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia (Lưu trữ lịch sử) ký xác nhận và đóng dấu của Trung tâm Lưu trữ quốc gia (Lưu trữ lịch sử), sau đó trả bản chứng thực tài liệu cho độc giả tại Phòng đọc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng theo tuyến được miễn giấy phép xây dựng khi nào theo quy định của pháp luật?
- Ngân hàng liên doanh được tổ chức dưới hình thức nào? Thành viên sáng lập là ngân hàng thương mại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo Thông tư 95/2024 ra sao?
- Thờ cúng tổ tiên là gì? Thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ đâu? Thờ cúng tổ tiên có phải là hoạt động tín ngưỡng?
- Thỏa thuận cấp bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Phí bảo lãnh được quy định ra sao?