Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm đối với động sản được quy định thế nào? Phạm vi động sản được dùng để đăng ký?
Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm đối với động sản được quy định thế nào?
Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm đối với động sản được quy định tại khoản 2 Điều 46 Nghị định 99/2022/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đăng ký đối với động sản, cây hằng năm, công trình tạm
...
2. Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 02d tại Phụ lục (01 bản chính) và nộp thêm hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản chuyển giao quyền đòi nợ, chuyển giao nghĩa vụ có bảo đảm bằng động sản, cây hằng năm hoặc công trình tạm trong trường hợp thay đổi bên bảo đảm, thay đổi bên nhận bảo đảm hoặc văn bản khác chứng minh có căn cứ thay đổi trong trường hợp không có văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm mà Phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên bảo đảm hoặc của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
3. Hồ sơ xóa đăng ký bao gồm Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 03d tại Phụ lục (01 bản chính) và nộp thêm giấy tờ, tài liệu sau đây (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực):
...
Như vậy, mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm đối với động sản được quy định theo Mẫu số 02d tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
TẢI VỀ mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm đối với động sản tại đây.
Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm đối với động sản được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Phạm vi động sản được dùng để đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm những gì?
Phạm vi động sản được dùng để đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 99/2022/NĐ-CP như sau:
Mô tả tài sản bảo đảm trên Phiếu yêu cầu đăng ký
1. Việc mô tả tài sản bảo đảm phải xác định được phạm vi động sản được dùng để bảo đảm. Trường hợp tài sản thuộc một trong các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 hoặc 8 Điều này thì việc mô tả tài sản bảo đảm phải có thêm thông tin được quy định tại khoản đó.
Phạm vi động sản được dùng để bảo đảm có thể là một, một số hoặc toàn bộ động sản hiện có hoặc động sản hình thành trong tương lai. Trường hợp mô tả tài sản bảo đảm theo nội dung không giới hạn tài sản thì việc đăng ký chỉ có hiệu lực đối với tài sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định này.
Người yêu cầu đăng ký tự chịu trách nhiệm về thông tin mô tả tài sản bảo đảm.
...
Như vậy, theo quy định, phạm vi động sản được dùng để đăng ký biện pháp bảo đảm có thể là một, một số hoặc toàn bộ động sản hiện có hoặc động sản hình thành trong tương lai.
Thông tin mô tả trên Phiếu yêu cầu đăng ký đối với tài sản bảo đảm là động sản phải thể hiện những nội dung nào?
Thông tin mô tả đối với tài sản bảo đảm là động sản được quy định tại khoản 6 Điều 45 Nghị định 99/2022/NĐ-CP như sau:
Mô tả tài sản bảo đảm trên Phiếu yêu cầu đăng ký
...
5. Tài sản bảo đảm là công trình tạm hoặc cây hằng năm thì thông tin mô tả phải thể hiện được loại tài sản là công trình tạm theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc là cây hằng năm theo quy định của pháp luật về trồng trọt. Trường hợp người yêu cầu đăng ký không có yêu cầu khác thì tài sản bảo đảm quy định tại khoản này bao gồm cả hoa lợi hoặc tài sản khác có được từ việc thu hoạch đối với cây hằng năm hoặc từ việc phá dỡ đối với công trình tạm.
6. Tài sản bảo đảm là động sản đang được lắp đặt, đặt tại hoặc đặt trên đất, nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở thì thông tin mô tả phải thể hiện được tài sản bảo đảm là động sản, không phải là tài sản gắn liền với đất đai, nhà ở, công trình xây dựng.
7. Tài sản bảo đảm là vật có vật phụ, vật đồng bộ hoặc vật đặc định thì việc mô tả phải thể hiện được đặc điểm theo quy định của Bộ luật Dân sự để xác định được vật này.
8. Tài sản bảo đảm là quyền tài sản hoặc một phần quyền tài sản thì thông tin mô tả bao gồm tên quyền và căn cứ phát sinh quyền tài sản. Trường hợp căn cứ phát sinh quyền tài sản là hợp đồng thì thông tin mô tả về hợp đồng bao gồm tên hợp đồng, số hợp đồng (nếu có), thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và các bên tham gia giao kết hợp đồng. Trường hợp quyền tài sản phát sinh từ căn cứ khác thì thông tin về căn cứ phát sinh quyền bao gồm tên căn cứ, tên chủ thể ban hành căn cứ, số của căn cứ (nếu có), thời điểm có hiệu lực hoặc thời điểm ký của chủ thể ban hành căn cứ.
...
Như vậy, theo quy định, thông tin mô tả trên Phiếu yêu cầu đăng ký đối với tài sản bảo đảm là động sản đang được lắp đặt, đặt tại hoặc đặt trên đất, nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở thì thông tin mô tả phải thể hiện được tài sản bảo đảm là động sản, không phải là tài sản gắn liền với đất đai, nhà ở, công trình xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?