Mẫu Phiếu xin ý kiến nhân sự Ban chấp hành chi bộ mới nhất? Tải mẫu? Hình thức lấy phiếu xin ý kiến là gì?
Mẫu Phiếu xin ý kiến nhân sự Ban chấp hành chi bộ mới nhất? Tải mẫu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 thì đoàn chủ tịch, chủ tịch đại hội có nhiệm vụ lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử.
Tham khảo mẫu Phiếu xin ý kiến nhân sự Ban chấp hành chi bộ (Phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử Ban chấp hành chi bộ) mới nhất dưới đây:
Tải về Mẫu Phiếu xin ý kiến nhân sự Ban chấp hành chi bộ mới nhất
Việc lấy phiếu xin ý kiến nhân sự Ban chấp hành chi bộ được thực hiện dưới hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 về hình thức bầu xử trong Đảng như sau:
Hình thức bầu cử
1. Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy); bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp ủy.
- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
- Bầu ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
- Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
- Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử Ban chấp hành chi bộ được thực hiện dưới hình thức bỏ phiếu kín.
Lưu ý:
Nhiệm vụ của cấp ủy triệu tập đại hội được quy định tại Điều 4 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 như sau:
(1) Chuẩn bị đề án nhân sự đại biểu dự đại hội cấp trên; đề án nhân sự cấp ủy, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, Ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra và các điều kiện để tổ chức hội nghị ban chấp hành lần thứ nhất bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp mình theo quy định.
(2) Tiếp nhận hồ sơ ứng cử vào cấp ủy của đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội (gửi đến cấp ủy trước khi đại hội chính thức khai mạc chậm nhất là 15 ngày làm việc) để chỉ đạo thẩm tra và chuyển đoàn chủ tịch báo cáo đại hội xem xét, quyết định.
(3) Thông báo số lượng đại biểu và phân bổ đại biểu cho các đảng bộ, chi bộ trực thuộc.
Chỉ đạo việc bầu cử đại biểu bảo đảm đúng nguyên tắc, thủ tục quy định. Quyết định và thông báo thời gian khai mạc đại hội trước 30 ngày làm việc.
(4) Cung cấp tài liệu cho ban thẩm tra tư cách đại biểu về tình hình, kết quả bầu cử đại biểu và những vấn đề liên, quan đến tư cách đại biểu.
(5) Cung cấp tài liệu cho đoàn chủ tịch để trả lời các vấn đề do đảng viên, đại biểu đại hội yêu cầu liên quan đến các ứng cử viên.
(6) Chuẩn bị tài liệu cho cấp ủy khoá mới để bầu các chức danh lãnh đạo của cấp ủy, Ủy ban kiểm tra khoá mới của cấp mình trong phiên họp lần thứ nhất.
(7) Chuẩn bị số lượng, danh sách và nhân sự đoàn chủ tịch, chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, thư ký đại hội, ban thẩm tra tư cách đại biểu để trình đại hội xem xét, biểu quyết thông qua.
Mẫu Phiếu xin ý kiến nhân sự Ban chấp hành chi bộ mới nhất? Tải mẫu? Hình thức lấy phiếu xin ý kiến là gì? (Hình từ Internet)
Đại hội chi bộ được xem là hợp lệ khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:
Điều 11.
1. Cấp uỷ triệu tập đại hội khi hết nhiệm kỳ, thông báo trước cho cấp dưới về thời gian và nội dung đại hội.
2. Cấp uỷ triệu tập đại hội quyết định số lượng đại biểu và phân bổ cho các đảng bộ trực thuộc căn cứ vào số lượng đảng viên, số lượng đảng bộ trực thuộc, vị trí quan trọng của từng đảng bộ, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Đại biểu dự đại hội gồm các uỷ viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội và đại biểu do đại hội cấp dưới bầu.
4. Việc chỉ định đại biểu chỉ thực hiện đối với tổ chức đảng hoạt động trong điều kiện đặc biệt không thể mở đại hội để bầu cử được, theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
5. Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra tư cách và biểu quyết công nhận. Cấp uỷ triệu tập đại hội không được bác bỏ tư cách đại biểu do đại hội cấp dưới bầu, trừ trường hợp đại biểu đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ, bị khởi tố, truy tố, tạm giam.
6. Đại hội chỉ hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba số đại biểu hoặc đảng viên được triệu tập tham dự và có ít nhất hai phần ba số tổ chức đảng trực thuộc có đại biểu tham dự.
7. Đại hội bầu đoàn chủ tịch (chủ tịch) để điều hành công việc của đại hội.
Như vậy, Đại hội chi bộ được xem là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số đại biểu hoặc đảng viên được triệu tập tham dự và có ít nhất hai phần ba số tổ chức đảng trực thuộc có đại biểu tham dự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Nguyên tiêu là ngày gì? Tết Nguyên tiêu là ngày nào âm lịch, dương lịch? Tết Nguyên tiêu là lễ lớn?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên mới nhất? File word Mẫu biên bản kiểm phiếu biểu quyết?
- Tổng hợp mẫu quyết định khen thưởng cho nhân viên trong doanh nghiệp? Thưởng vàng cho nhân viên được không?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu biểu quyết tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên mới nhất? Tải về?
- Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm có chức năng gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm?