Mẫu phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa lớp 9 mới nhất dành cho cha mẹ học sinh? Lộ trình thay đổi sách giáo khoa lớp 9 được quy định ra sao?
Lộ trình thay đổi sách giáo khoa lớp 9 sẽ được thực hiện trong khoản thời gian nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định lộ trình Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo như sau:
- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Như vậy, việc thay đổi nội dung sách giáo khoa lớp 9 sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2025.
>>> Xem thêm: Phê duyệt sách giáo khoa tiếng Trung Quốc áp dụng với học sinh lớp 3, lớp 4?
>>> Xem thêm: Mẫu hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa lớp 9 năm học 2024-2025
>>> Xem thêm: Mẫu hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa lớp 12 năm học 2024-2025
Mẫu phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa lớp 9 mới nhất dành cho cha mẹ học sinh? Lộ trình thay đổi sách giáo khoa lớp 9 được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
* Yêu cầu đối với cá nhân, tổ chức đảm nhận việc biên soạn, thay đổi nội dung sách giáo khoa:
Căn cứ theo Điều 10 Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT) có quy định như sau:
Tiêu chuẩn của tổ chức biên soạn sách giáo khoa
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
2. Có đội ngũ tác giả biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 Thông tư này.
3. Đáp ứng yêu cầu thực hiện quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Như vậy, cá nhấn, tổ chức đảm nhận việc biên soạn, thay đổi nội dung sách giáo khoa lớp 9 cần đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể sau:
(1) Đối với tổ chức:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Có đội ngũ tác giả biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn về cá nhân biên soạn sách giáo khoa;
- Đáp ứng yêu cầu thực hiện quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa.
(2) Đối với cá nhân:
- Có trình độ được đào tạo từ đại học trở lên theo chuyên ngành phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được biên soạn;
- Có kiến thức nhất định về khoa học giáo dục;
- Có ít nhất 03 năm trực tiếp giảng dạy hoặc nghiên cứu về chuyên môn phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được biên soạn;
- Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt
Lưu ý: cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa sẽ không được tham gia thẩm định sách giáo khoa.
Mẫu phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa lớp 9 mới nhất dành cho cha mẹ học sinh?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT vừa nêu thì trong năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành thay đổi nội dung sách giáo khoa lớp 9.
Theo đó, nội dung mà học sinh lớp 9 khóa mới được tiếp cận sẽ khác với năm trước.
Để đảm bảo nội dung cho con của mình thì cha mẹ học sinh có thể góp ý đánh giá nội dung sách giáo khoa về cho cơ sở giáo dục để hoàn thiện nội dung hơn.
>>> Việc đánh giá sách giáo khoa lớp 9 phải được thực hiện thông qua mẫu phiếu sau: TẢI VỀ
>>> Tổng hợp các mẫu phiếu đánh giá sách giáo khoa lớp 9 chi tiết nhất cho từng môn học: tải về
Học sinh trung học sơ cở phải học bao nhiêu môn học theo quy định hiện nay?
Thực hiện theo Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 và Nghị quyết 88/2014/QH13 thì Chương trình giáo dục phổ thông mới được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước.
Căn cứ Mục IV Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT Chương trình giáo dục Trung học cơ sở sẽ bao gồm 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc và 2 môn học tự chọn, cụ thể như sau:
- Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Tin học, Công nghệ và Hướng nghiệp, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. Thời lượng: Học 1 buổi/ngày, không quá 5 tiết học.
- Mỗi tiết học kéo dài 45 phút
- Thời lượng giáo dục 1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học, mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày) và có thời gian nghỉ giữa các tiết học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?