Mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển công chức vào làm việc trong các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ mới nhất hiện nay?
- Người đăng ký xét tuyển công chức vào làm việc trong các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ nộp Phiếu đăng ký dự tuyển ở đâu?
- Mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển công chức vào làm việc trong các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ mới nhất hiện nay?
- Đơn vị nào có nhiệm vụ kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển công chức vào làm việc trong các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ?
Người đăng ký xét tuyển công chức vào làm việc trong các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ nộp Phiếu đăng ký dự tuyển ở đâu?
Theo khoản 3 Điều 8 Quy chế tuyển dụng công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Thi tuyển, xét tuyển công chức
...
3. Trình tự, thủ tục thi tuyển, xét tuyển công chức thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định số 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Theo đó, trình tự, thủ tục xét tuyển công chức vào làm việc trong các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển công chức như sau:
Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển
1. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải đăng thông báo tuyển dụng công khai ít nhất 01 lần trên một trong những phương tiện thông tin đại chúng sau: Báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình; đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
2. Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm:
a) Số lượng biên chế công chức cần tuyển ứng với từng vị trí việc làm;
b) Số lượng vị trí việc làm thực hiện việc thi tuyển, xét tuyển;
c) Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển;
d) Thời hạn, địa chỉ và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển, số điện thoại di động hoặc cố định của cá nhân, bộ phận được phân công tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển;
đ) Hình thức, nội dung thi tuyển, xét tuyển; thời gian và địa điểm thi tuyển, xét tuyển.
3. Việc thay đổi nội dung thông báo tuyển dụng chỉ được thực hiện trước khi khai mạc kỳ tuyển dụng và phải công khai theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Người đăng ký dự tuyển nộp Phiếu đăng ký dự tuyển (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này) tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc gửi theo đường bưu chính hoặc qua trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
5. Thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển là 30 ngày kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
Theo quy định nêu trên thì người đăng ký xét tuyển công chức vào làm việc trong các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ nộp Phiếu đăng ký dự tuyển tại:
- Địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển;
- Gửi theo đường bưu chính hoặc qua trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng (Tổng Thanh tra Chính phủ).
Mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển công chức vào làm việc trong các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ mới nhất hiện nay?
Mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển công chức vào làm việc trong các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ mới nhất hiện nay được sử dụng theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tải Mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển công chức mới nhất hiện nay tại đây: Tải về
Mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển công chức vào làm việc trong các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào có nhiệm vụ kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển công chức vào làm việc trong các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ?
Theo điểm c khoản 2 Điều 7 Quy chế tuyển dụng công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Hội đồng tuyển dụng công chức
...
2. Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng đã biểu quyết. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có), Ban kiểm tra sát hạch khi tổ chức thực hiện phỏng vấn tại vòng 2.
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập Tổ Thư ký giúp việc;
b) Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
c) Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế;
d) Báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển;
e) Hội đồng tuyển dụng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
...
Theo quy định nêu trên thì Hội đồng tuyển dụng công chức (do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định thành lập) có nhiệm vụ kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển công chức vào làm việc trong các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?