Mẫu phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành y tế hiện nay là mẫu nào theo quy định hiện nay?
Công chức thanh tra chuyên ngành y tế phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn đối với công chức thanh tra chuyên ngành y tế như sau:
Tiêu chuẩn của công chức thanh tra chuyên ngành y tế
Công chức thanh tra chuyên ngành y tế phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
2. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên trở lên đối với người đã công tác tại cơ quan thanh tra nhà nước hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành y tế thuộc lĩnh vực được phân công thực hiện nhiệm vụ.
Dẫn chiếu Điều 12 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (sau đây gọi là công chức thanh tra chuyên ngành) có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngạch công chức đang giữ và các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
a) Am hiểu pháp luật, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
b) Có nghiệp vụ thanh tra;
c) Có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự).
2. Tiêu chuẩn cụ thể của công chức thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành.
Từ các quy định trên thì công chức thanh tra chuyên ngành y tế cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
(1) Am hiểu pháp luật, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
(2) Có nghiệp vụ thanh tra;
(3) Có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự);
(4) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên trở lên đối với người đã công tác tại cơ quan thanh tra nhà nước hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành y tế thuộc lĩnh vực được phân công thực hiện nhiệm vụ.
Mẫu phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành y tế hiện nay là mẫu nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Mẫu phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành y tế hiện nay là mẫu nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 34/2021/TT-BYT quy định về mẫu phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành y tế như sau:
Phân công công chức đủ tiêu chuẩn thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành y tế
1. Công chức thuộc biên chế của cơ quan thanh tra chuyên ngành y tế có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 3 Thông tư này được thủ trưởng cơ quan thanh tra chuyên ngành y tế phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành y tế bằng văn bản theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thủ trưởng cơ quan thanh tra chuyên ngành y tế chịu trách nhiệm về việc bảo đảm tiêu chuẩn của công chức thanh tra chuyên ngành y tế thuộc thẩm quyền quản lý.
Theo quy định trên thì mẫu phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành y tế đang được sử dụng hiện nay là mẫu số 01 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 34/2021/TT-BYT
Công chức thuộc biên chế của cơ quan thanh tra chuyên ngành y tế có đủ tiêu chuẩn theo quy định sẽ được thủ trưởng cơ quan thanh tra chuyên ngành y tế phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành y tế.
Thủ trưởng cơ quan thanh tra chuyên ngành y tế chịu trách nhiệm về việc bảo đảm tiêu chuẩn của công chức thanh tra chuyên ngành y tế thuộc thẩm quyền quản lý.
Trang phục thanh tra chuyên ngành y tế dùng chung cho công chức nam và nữ không giữ chức vụ quản lý gồm những gì?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 34/2021/TT-BYT quy định về trang phục của công chức thanh tra chuyên ngành y tế như sau:
Trang phục của công chức thanh tra chuyên ngành y tế
1. Trang phục của công chức thanh tra chuyên ngành y tế thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-TTCP ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định về trang phục của cán bộ, thanh tra viên, công chức, viên chức thuộc các cơ quan thanh tra nhà nước và quy định tại Khoản 2 Điều này.
...
Theo đó, trang phục thanh tra chuyên ngành y tế dùng chung cho công chức nam và nữ không giữ chức vụ quản lý sẽ thực hiện theo quy định tại Thông tư 02/2015/TT-TTCP.
Theo Điều 6 Thông tư 02/2015/TT-TTCP thì trang phục khác được trang bị chung cho nam và nữ không giữ chức vụ quản lý gồm:
(1) Quần áo mưa;
(2) Cà vạt;
(3) Bít tất;
(4) Thắt lưng da;
(5) Biển tên;
(6) Cặp tài liệu;
(7) Cúc áo;
(8) Cúc cấp hiệu;
(9) Cành tùng;
(10) Sao mũ;
(11) Mũ kêpi;
(12) Mũ bảo hiểm;
(13) Cầu vai, cấp hàm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu văn bản đề nghị hỗ trợ chi phí đầu tư theo Nghị định 182? Nguyên tắc áp dụng chính sách hỗ trợ đầu tư là gì?