Mẫu nhiên liệu hàng không được thử nghiệm bằng phương pháp nào? Trong nhiên liệu hàng không được phép sử dụng phụ gia hay không?
Yêu cầu kỹ thuật đối với việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng nhiên liệu hàng không ra sao?
Yêu cầu kỹ thuật đối với việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng nhiên liệu hàng không ra sao? (Hình từ Internet)
Theo Điều 5 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Lấy mẫu kiểm tra chất lượng nhiên liệu hàng không
1. Việc lấy mẫu để kiểm tra chất lượng phải áp dụng các quy trình và thiết bị lấy mẫu phù hợp để bảo đảm mẫu lấy được là đại diện cho sản phẩm trong vật chứa.
2. Việc lấy mẫu để kiểm tra chất lượng phải áp dụng các yêu cầu quy định tại ASTM D4057. Dụng cụ lấy mẫu, bình chứa mẫu tuân thủ theo phương pháp thử tương ứng và ASTM D4306.
Theo đó, đối với việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng nhiên liệu hàng không cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau đây:
- Việc lấy mẫu để kiểm tra chất lượng phải áp dụng các quy trình và thiết bị lấy mẫu phù hợp để bảo đảm mẫu lấy được là đại diện cho sản phẩm trong vật chứa.
- Việc lấy mẫu để kiểm tra chất lượng phải áp dụng các yêu cầu quy định tại ASTM D4057 (American Society for Testing and Materials: Hiệp hội thử nghiệm và vật liệu Hoa Kỳ)
Dụng cụ lấy mẫu, bình chứa mẫu tuân thủ theo phương pháp thử tương ứng và ASTM D4306.
Mẫu nhiên liệu hàng không được thử nghiệm bằng phương pháp nào?
Theo khoản 13 Điều 3 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT quy định mẫu nhiên liệu hàng không: là phần nhiên liệu hàng không lấy được từ một vị trí hoặc nhiều vị trí trong vật chứa, đại diện cho nhiên liệu hàng không tại vị trí đó hoặc cho toàn bộ nhiên liệu trong vật chứa.
Theo Điều 6 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Thử nghiệm mẫu nhiên liệu hàng không và kiểm tra tại hiện trường
1. Phương pháp thử nghiệm phải được tiến hành theo các phương pháp thử đưa ra trong danh mục kiểm tra AFQRJOS.
2. Phương pháp thử nghiệm phải tương ứng quy định trong tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (các phương pháp thử ASTM, IP hoặc phương pháp quy định tại tiêu chuẩn chất lượng của từng loại nhiên liệu) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Phép thử và lượng mẫu thử: các phép thử và lượng mẫu để thử nghiệm cấp giấy chứng nhận chất lượng phải đáp ứng các quy định tại JIG 1, JIG 2, EI/JIG 1530 hoặc các tiêu chuẩn quốc tế tương đương được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
….
Theo đó, mẫu nhiên liệu hàng không được thử nghiệm phải được tiến hành theo các phương pháp thử nghiệm đưa ra trong danh mục kiểm tra AFQRJOS (Aviation Fuel Quality Requirements for Jointly Operated Systems: yêu cầu chất lượng nhiên liệu hàng không dùng cho hệ thống hoạt động chung).
Phương pháp thử nghiệm phải tương ứng quy định trong tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (các phương pháp thử ASTM, IP (Institute Petroleum: Viện Dầu mỏ Anh) hoặc phương pháp quy định tại tiêu chuẩn chất lượng của từng loại nhiên liệu) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BGTVT.
Đối với phép thử và lượng mẫu thử để thử nghiệm cấp giấy chứng nhận chất lượng phải đáp ứng một trong hai yêu cầu sau:
+ Các quy định tại JIG 1, JIG 2, EI/JIG 1530 (Energy Institute: Viện Năng lượng/ Joint Inspection Group): Tổ chức kiểm tra chung);
+ Các tiêu chuẩn quốc tế tương đương được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BGTVT.
Bên cạnh đó, khi thử nghiệm mẫu nhiên liệu hàng không phải kiểm tra vi sinh và hàm lượng FAME trong nhiên liệu hàng không, cụ thể:
- Kiểm tra vi sinh vật phát triển trong nhiên liệu hàng không: phải tuân thủ theo tiêu chuẩn trong JIG 1, JIG 2, EI/JIG 1530, đánh giá mức chấp nhận và khắc phục theo thông cáo của các vật liệu thử nghiệm vi sinh đã được IATA (International Air Transport Association: Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế) phê chuẩn.
- Kiểm tra hàm lượng FAME trong nhiên liệu phản lực:
+ Phải kiểm soát chặt chẽ FAME nhiễm bẩn vào nhiên liệu hàng không trong cả chuỗi cung ứng,
+ Phải có các quy trình đảm bảo chất lượng để tăng kiểm soát, giảm rủi ro.
+ Trong trường hợp không thể kiểm soát bằng quy trình phải thử nghiệm theo JIG - Bulletin mới nhất về giới hạn FAME (Fatty Acid Methyl Ester: axít béo Methyl Ester) cho phép.
+ Phải thử nghiệm hàm lượng FAME bằng phương pháp đã được phê duyệt theo tiêu chuẩn.
Xem thêm: Phụ lục - Các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn áp dụng ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BGTVT.
Trong nhiên liệu hàng không được phép sử dụng phụ gia hay không?
Theo Điều 9 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT quy định các loại phụ gia được sử dụng trong nhiên liệu hàng không bao gồm:
- Phụ gia chống ô xy hóa;
- Phụ gia phân tán điện tĩnh (SDA);
- Phụ gia khử hoạt tính kim loại (MDA);
- Phụ gia cải thiện tính bôi trơn (LIA);
- Phụ gia ức chế đóng băng hệ thống nhiên liệu (FSII);
- Phụ gia chống vi sinh trong nhiên liệu hàng không.
Chất lượng của các loại phụ gia này phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại EI/JIG 1530.
Lưu ý: Khi sử dụng các loại phụ gia trong nhiên liệu hàng không cần đảm bảo các quy định như sau:
+ Phụ gia phải là loại được chấp nhận trong các tiêu chuẩn kỹ thuật nhiên liệu hàng không, các tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất tàu bay và động cơ.
Khi tiếp nhận nhiên liệu hàng không, phải có tài liệu chứng minh chủng loại phụ gia sử dụng.
+ Phụ gia phải được bảo quản và kiểm soát theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, đối với phụ gia phân tán điện tĩnh được sử dụng trong kho nhiên liệu hàng không được quy định như sau:
+ Đối với nhà máy lọc dầu, lượng phụ gia pha vào phải được ghi lại trên giấy chứng nhận chất lượng của nhà máy. Đối với phụ gia pha vào khi làm lại lô hàng ở nơi cung ứng, lượng thêm vào phải được ghi lại trên giấy chứng nhận phân tích. Khi phụ gia được thêm vào trước khi xuất hàng, lượng pha vào sẽ được ghi lại trên chứng nhận xuất hàng.
+ Pha phụ gia phân tán điện tĩnh tại kho nhiên liệu hàng không, kho đầu nguồn: kho nhiên liệu hàng không phải xây dựng quy trình và đủ năng lực kiểm soát được chất lượng nhiên liệu hàng không, đảm bảo an toàn trong quá trình pha phụ gia theo quy định tại EI 1530.
+ Đối với kho sân bay: không được trực tiếp pha phụ gia phân tán điện tĩnh tại kho sân bay. Việc điều chỉnh độ dẫn điện phải tuân thủ theo quy định tại JIG 1, JIG 2.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?