Mẫu Nghị quyết Hội nghị viên chức trường mầm non? Hội nghị viên chức được tổ chức vào thời gian nào?
Mẫu Nghị quyết Hội nghị viên chức trường mầm non?
Căn cứ quy định tại Điều 51 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 thì: Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức.
Hiện tại không có văn bản bản nào quy định cụ thể Mẫu Nghị quyết Hội nghị viên chức trường mầm non. Thông thường mẫu này sẽ do nhà trường tự biên soạn.
Dưới dây là Mẫu Nghị quyết Hội nghị viên chức trường mầm non có thể tham khảo:
TẢI VỀ Mẫu Nghị quyết Hội nghị viên chức trường mầm non.
Lưu ý: Mẫu Nghị quyết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào nhu cầu của từng đơn vị có thể sửa đổi bổ sung sao cho phù hợp.
Mẫu Nghị quyết Hội nghị viên chức trường mầm non? (Hình từ Internet)
Hội nghị viên chức được tổ chức vào thời gian nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 51 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022:
Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
1. Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức.
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm công tác tiếp theo do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định sau khi lấy ý kiến của Công đoàn cơ quan, đơn vị.
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức bất thường khi có đề xuất của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này.
...
Và Điều 50 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị bàn và quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 của Luật này tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên cơ sở đề xuất của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị cùng đề nghị.
2. Trường hợp không thể tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị vì lý do bất khả kháng hoặc hội nghị đã được triệu tập đến lần thứ hai nhưng vẫn không có đủ số người tham dự quy định tại điểm c khoản 2 Điều 51 của Luật này thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị sau khi đã thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị.
Như vậy, theo quy định thì Hội nghị viên chức được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm công tác tiếp theo do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định sau khi lấy ý kiến của Công đoàn cơ quan, đơn vị.
Ngoài ra, Hội nghị viên chức còn được tổ chức bất thường khi có đề xuất của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị.
Trình tự tổ chức Hội nghị viên chức gồm các bước nào?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 51 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 thì trình tự tổ chức hội nghị viên chức được thực hiện như sau:
Bước 1: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trình bày báo cáo về các nội dung sau:
- Kiểm điểm việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
- Đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch công tác hằng năm;
Bước 2: Đại diện Công đoàn cơ quan, đơn vị báo cáo về các nội dung:
- Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị
- Kết quả giám sát, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị;
Bước 3: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham dự hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến, đề xuất, kiến nghị (nếu có);
Bước 4: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Công đoàn cơ quan, đơn vị tiếp thu, giải đáp thắc mắc, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với các nội dung thuộc thẩm quyền, bàn các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, các biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tiếp theo của cơ quan, đơn vị;
Bước 5: Đại diện Ban Thanh tra nhân dân trình bày báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong năm và chương trình công tác năm tiếp theo;
Bước 6: Hội nghị quyết định các nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định (nếu có);
Bước 7: Tổ chức khen thưởng cá nhân, tập thể của cơ quan, đơn vị có thành tích trong công tác; phát động phong trào thi đua;
Bước 8: Ký kết giao ước thi đua giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với tổ chức công đoàn;
Bước 9: Thông qua nghị quyết hội nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?