Mẫu khoáng sản nộp vào Bảo tàng Địa chất là những loại nào? Thông tin kèm theo mẫu khoáng sản nộp vào Bảo tàng Địa chất gồm những gì?
Mẫu khoáng sản nộp vào Bảo tàng Địa chất là những loại nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 53/2014/TT-BTNMT, có quy định về các loại mẫu vật nộp vào Bảo tàng Địa chất như sau:
Các loại mẫu vật nộp vào Bảo tàng Địa chất
1. Các mẫu đá, bao gồm: đá trầm tích, đá magma, đá biến chất, đá kiến tạo có tính chất đặc trưng, đại diện cho các thành tạo địa chất phân bố trong khu vực, diện tích thi công đề án điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản; mẫu đá mới phát hiện.
2. Các mẫu sinh vật hóa đá mới phát hiện, xác định được giống, loài và có giá trị định tuổi.
3. Các mẫu khoáng sản ở trạng thái tự nhiên bao gồm:
a) Khoáng sản nhiên liệu: than đá, than nâu;
b) Khoáng sản kim loại, gồm các loại quặng: sắt, mangan, cromit, molybden, wonfram, nickel, bismut, liti, antimon, đồng, chì, kẽm, thiếc, bauxit, titan, đất hiếm, vàng, bạc, platin;
c) Khoáng chất công nghiệp: apatit, barit, fluorit, phosphorit, serpentin, talc, asbet, vermiculit, mica, dolomit, felspat, kaolin, quarzit, magnesit, sét gốm sứ, sét chịu lửa, bentonit, cát thủy tinh, diatomit, graphit, đá hoa trắng, thạch anh;
d) Đá quý, đá bán quý: corindon, najdac, granat, canxedon, topaz, tectit, huyền, thạch anh tinh thể, beril, rubi, saphir;
đ) Các loại đá ốp lát.
Như vậy, theo quy định trên thì mẫu khoáng sản ở trạng thái tự nhiên nộp vào Bảo tàng Địa chất là những loại sau:
- Khoáng sản nhiên liệu: than đá, than nâu;
- Khoáng sản kim loại, gồm các loại quặng: sắt, mangan, cromit, molybden, wonfram, nickel, bismut, liti, antimon, đồng, chì, kẽm, thiếc, bauxit, titan, đất hiếm, vàng, bạc, platin;
- Khoáng chất công nghiệp: apatit, barit, fluorit, phosphorit, serpentin, talc, asbet, vermiculit, mica, dolomit, felspat, kaolin, quarzit, magnesit, sét gốm sứ, sét chịu lửa, bentonit, cát thủy tinh, diatomit, graphit, đá hoa trắng, thạch anh;
- Đá quý, đá bán quý: corindon, najdac, granat, canxedon, topaz, tectit, huyền, thạch anh tinh thể, beril, rubi, saphir;
- Các loại đá ốp lát.
Mẫu khoáng sản nộp vào Bảo tàng Địa chất là những loại nào? (Hình từ Internet)
Thông tin kèm theo mẫu khoáng sản nộp vào Bảo tàng Địa chất gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 53/2014/TT-BTNMT, có quy định về thông tin kèm theo mẫu khoáng sản nộp vào Bảo tàng Địa chất như sau:
Thông tin kèm theo mẫu vật nộp vào Bảo tàng Địa chất
1. Thông tin kèm theo mẫu vật bao gồm: số hiệu mẫu, tên mẫu, vị trí lấy mẫu, người lấy mẫu và thời gian lấy mẫu, đặc điểm mẫu:
a) Số hiệu mẫu: phải được ghi rõ ràng, đầy đủ cả phần chữ và số, đúng với số hiệu của điểm khảo sát, công trình khoan, khai đào nơi lấy mẫu;
b) Tên mẫu: ghi ngắn gọn tên gọi (loại đất, đá, quặng, hóa đá) của mẫu vật được xác định cuối cùng;
c) Vị trí lấy mẫu: ghi rõ đặc điểm địa hình, địa vật nơi lấy mẫu, tọa độ địa lý, địa danh nơi lấy mẫu: thôn, xã, huyện, tỉnh (thành phố);
d) Người lấy mẫu: ghi đầy đủ họ tên người lấy mẫu, đơn vị thi công;
đ) Thời gian lấy mẫu: ghi rõ ngày, tháng, năm lấy mẫu;
e) Đặc điểm mẫu: mô tả đặc điểm nhận dạng; các kết quả phân tích tính chất vật lý, khoáng vật, hóa học (nếu có).
2. Trên mẫu vật hoặc trên bao bì đựng mẫu chỉ ghi số hiệu mẫu. Các thông tin kèm theo ghi đầy đủ tại Phiếu ghi mẫu vật địa chất quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư này. Mỗi phiếu chỉ được ghi thông tin của một (01) mẫu vật.
3. Tổ chức, cá nhân giao nộp mẫu vật chịu trách nhiệm về tính chính xác, độ tin cậy của các thông tin trong phiếu ghi mẫu vật địa chất;
Như vậy, theo quy định trên thì thông tin kèm theo mẫu khoáng sản nộp vào Bảo tàng Địa chất gồm số hiệu mẫu, tên mẫu, vị trí lấy mẫu, người lấy mẫu và thời gian lấy mẫu, đặc điểm mẫu.
- Số hiệu mẫu phải được ghi rõ ràng, đầy đủ cả phần chữ và số, đúng với số hiệu của điểm khảo sát, công trình khoan, khai đào nơi lấy mẫu;
- Tên mẫu phải ghi ngắn gọn tên gọi (loại đất, đá, quặng, hóa đá) của mẫu vật được xác định cuối cùng;
- Vị trí lấy mẫu phải ghi rõ đặc điểm địa hình, địa vật nơi lấy mẫu, tọa độ địa lý, địa danh nơi lấy mẫu: thôn, xã, huyện, tỉnh (thành phố);
- Người lấy mẫu phải ghi đầy đủ họ tên người lấy mẫu, đơn vị thi công;
- Thời gian lấy mẫu phải ghi rõ ngày, tháng, năm lấy mẫu;
- Đặc điểm mẫu thì mô tả đặc điểm nhận dạng; các kết quả phân tích tính chất vật lý, khoáng vật, hóa học (nếu có).
Địa điểm giao nộp mẫu khoáng sản vào Bảo tàng Địa chất ở đâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 53/2014/TT-BTNMT, có quy định về giao nhận mẫu vật như sau:
Giao nhận mẫu vật
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện các đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản có trách nhiệm nộp đầy đủ mẫu vật, bảo đảm về số lượng, quy cách, chất lượng mẫu vật kèm theo hai (02) bộ phiếu ghi mẫu vật địa chất.
2. Địa điểm giao nộp mẫu vật là Bảo tàng Địa chất tại thành phố Hà Nội hoặc chi nhánh của Bảo tàng Địa chất tại thành phố Hồ Chí Minh.
3. Bảo tàng Địa chất có trách nhiệm kiểm tra, tiếp nhận mẫu vật và cấp giấy xác nhận giao nộp mẫu vật địa chất, khoáng sản cho tổ chức, cá nhân nộp theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này.
4. Thời gian kiểm tra, tiếp nhận và cấp giấy xác nhận giao nộp mẫu vật không quá ba (03) ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ mẫu vật và hồ sơ hợp lệ.
5. Chi phí cho hoạt động thu nhận mẫu vật của Bảo tàng Địa chất được bố trí trong kinh phí hàng năm do ngân sách nhà nước cấp theo quy định pháp luật.
Như vậy, theo quy định Địa điểm giao nộp mẫu khoáng sản vào Bảo tàng Địa chất vật là Bảo tàng Địa chất tại thành phố Hà Nội hoặc chi nhánh của Bảo tàng Địa chất tại thành phố Hồ Chí Minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán là gì? Nguyên tắc kế toán theo quy định của Luật Kế toán? Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán?
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản là gì? Thuộc nhóm đất nào? Sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản như thế nào?
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?