Mẫu Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất được quy định như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất?
Mẫu Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất được quy định như thế nào?
Mẫu Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Văn bản đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất thực hiện theo mẫu 04 quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP.
TẢI VỀ Mẫu Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất?
Theo tiết 11.7 tiểu mục 11 Mục A Phần II Thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hóa chất thuộc phạm vi chức năng, quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2544/QĐ-BCT năm 2022 như sau:
Thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
...
11.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Công Thương.
...
Theo đó, Bộ Công Thương là cơ quan thực hiện thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất.
Thực hiện thủ tục đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất theo trình tự như thế nào?
Theo tiết 11.1 tiểu mục 11 Mục A Phần II Thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hóa chất thuộc phạm vi chức năng, quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2544/QĐ-BCT năm 2022 như sau:
Thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
11.1. Trình tự thực hiện
- Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất lập 01 bộ hồ sơ gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) thẩm định qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định Kế hoạch. Thẩm định Kế hoạch được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định theo quy định.
- Trường hợp Kế hoạch không được thông qua, tổ chức cá nhân có trách nhiệm xây dựng lại Kế hoạch. Hồ sơ, thủ tục thẩm định thực hiện như đối với tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ lần đầu.
- Trường hợp Kế hoạch được thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu nêu tại Biên bản thẩm định và gửi văn bản giải trình, 01 bản điện tử và 07 bản in Kế hoạch đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định cho Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
- Sau khi nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân, Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt Kế hoạch, trường hợp không phê duyệt Kế hoạch, phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, cơ quan thẩm định chứng thực vào trang phụ bìa của bản Kế hoạch và gửi Quyết định phê duyệt kèm theo Kế hoạch cho tổ chức, cá nhân, các cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương thực hiện dự án bao gồm: Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp địa điểm thực hiện dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
...
Theo đó, tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất theo trình tự như sau:
- Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất lập 01 bộ hồ sơ gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) thẩm định qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định Kế hoạch. Thẩm định Kế hoạch được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định theo quy định.
- Trường hợp Kế hoạch không được thông qua, tổ chức cá nhân có trách nhiệm xây dựng lại Kế hoạch. Hồ sơ, thủ tục thẩm định thực hiện như đối với tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ lần đầu.
- Trường hợp Kế hoạch được thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu nêu tại Biên bản thẩm định và gửi văn bản giải trình, 01 bản điện tử và 07 bản in Kế hoạch đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định cho Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
- Sau khi nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân, Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt Kế hoạch, trường hợp không phê duyệt Kế hoạch, phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, Bộ Công Thương chứng thực vào trang phụ bìa của bản Kế hoạch và gửi Quyết định phê duyệt kèm theo Kế hoạch cho tổ chức, cá nhân, các cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương thực hiện dự án bao gồm:
+ Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp địa điểm thực hiện dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị là mẫu nào? Tải về mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị?
- Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong đấu tranh giành chính quyền cách mạng giai đoạn 30 - 45 theo Hướng dẫn 175?
- Tổng hợp 06 mẫu phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật đảng viên mới nhất theo Hướng dẫn 05? Khi nào kỷ luật cách chức?
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thế nào? Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học ra sao?
- Viết bài văn về bạo lực học đường ngắn gọn? Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường như thế nào?