Cơ quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc theo quy định là cơ quan nào?
Hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc được tạm dừng trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định về tạm dừng và kết thúc hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc như sau:
Tạm dừng và kết thúc hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc
Cơ quan chủ trì ứng phó sự cố hóa chất độc có trách nhiệm:
1. Quyết định tạm dừng hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc khi xuất hiện tình huống gây mất an toàn, có nguy cơ xảy ra tiếp các tai nạn, sự cố nghiêm trọng hoặc việc ứng phó không đem lại hiệu quả.
2. Quyết định tiến hành giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của sự cố hóa chất độc để tiếp tục triển khai khi điều kiện cho phép.
3. Quyết định tiếp tục triển khai các hoạt động ứng phó khi đã loại bỏ được tình huống gây mất an toàn hoặc khi thấy hoạt động ứng phó tiếp tục đem lại hiệu quả.
4. Quyết định kết thúc các hoạt động ứng phó khi hóa chất độc đã được làm sạch.
5. Căn cứ từng tình huống cụ thể để quyết định việc tạm dừng, tiếp tục triển khai, kết thúc hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc tại một, nhiều khu vực hay toàn bộ chiến dịch ứng phó.
Như vậy, theo quy định, hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc được tạm dừng khi xuất hiện tình huống gây mất an toàn, có nguy cơ xảy ra tiếp các tai nạn, sự cố nghiêm trọng hoặc việc ứng phó không đem lại hiệu quả.
Khi đã loại bỏ được tình huống gây mất an toàn hoặc khi thấy hoạt động ứng phó tiếp tục đem lại hiệu quả thì tiếp tục triển khai các hoạt động ứng phó.
Hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc được tạm dừng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc là cơ quan nào?
Căn cứ Điều 28 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định về Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn như sau:
Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn
Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn là cơ quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc có trách nhiệm:
1. Chủ trì chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc cấp quốc gia.
2. Chỉ đạo, huy động và điều phối lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành, địa phương, các lực lượng ứng phó sự cố tham gia ứng phó sự cố hóa chất độc xảy ra theo phân cấp quy định tại Điều 5 Quy chế này.
3. Chỉ đạo tổ chức diễn tập, hiệp đồng, phối hợp các lực lượng trong ứng phó sự cố hóa chất độc cấp quốc gia.
4. Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của các nước có liên quan để xử lý sự cố hóa chất độc xảy ra trên vùng biển hoặc vùng nước tiếp giáp với các nước khác, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trường hợp vượt quá thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn là cơ quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc
Cơ sở hóa chất độc có trách nhiệm gì trong hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc?
Căn cứ Điều 39 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định về trách nhiệm của cơ sở hóa chất độc như sau:
Trách nhiệm của cơ sở hóa chất độc
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch/Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật hóa chất, sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung ứng phó sự cố hóa chất độc theo sự điều động, chỉ huy thống nhất của các cơ quan có thẩm quyền.
2. Hàng năm phải có kế hoạch tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng phó đi tập huấn để nâng cao kỹ năng ứng phó. Định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần phải triển khai thực hành huấn luyện ứng phó sự cố hóa chất độc tại hiện trường.
3. Có kế hoạch đầu tư trang thiết bị, vật tư để từng bước nâng cao năng lực tự ứng phó của cảng, cơ sở theo quy định; tiến hành ký kết thỏa thuận, hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất độc với các cơ quan, đơn vị thích hợp để triển khai khi có tình huống.
4. Chủ động triển khai các hoạt động ứng phó, huy động nguồn lực ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra sự cố hóa chất độc.
Như vậy, trong hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc thì cơ sở hóa chất độc có các trách nhiệm sau đây:
(1) Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch/Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật hóa chất, sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung ứng phó sự cố hóa chất độc theo sự điều động, chỉ huy thống nhất của các cơ quan có thẩm quyền.
(2) Hàng năm phải có kế hoạch tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng phó đi tập huấn để nâng cao kỹ năng ứng phó.
Định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần phải triển khai thực hành huấn luyện ứng phó sự cố hóa chất độc tại hiện trường.
(3) Có kế hoạch đầu tư trang thiết bị, vật tư để từng bước nâng cao năng lực tự ứng phó của cảng, cơ sở theo quy định;
Tiến hành ký kết thỏa thuận, hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất độc với các cơ quan, đơn vị thích hợp để triển khai khi có tình huống.
(4) Chủ động triển khai các hoạt động ứng phó, huy động nguồn lực ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra sự cố hóa chất độc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?