Mẫu kế hoạch nhân sự của doanh nghiệp? Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ hằng năm là trách nhiệm của ai?
Kế hoạch nhân sự là gì?
Kế hoạch nhân sự (Staffing Plan hay HRM Planning) là quá trình đánh giá, xác định nhu cầu nhân lực của tổ chức để hoàn thành các mục tiêu. Kế hoạch nhân sự bao gồm phân tích, đánh giá, xác định Ngân sách nhân sự, nhu cầu nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, kế nhiệm.
Kế hoạch nhân sự là một tài liệu chiến lược được xây dựng bởi các tổ chức, doanh nghiệp nhằm xác định và quản lý các nguồn lực nhân sự cần thiết để đạt được các mục tiêu kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Kế hoạch này không chỉ bao gồm việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên mà còn liên quan đến việc phân bổ, sử dụng và duy trì nguồn nhân lực một cách hiệu quả.
Mẫu kế hoạch nhân sự của doanh nghiệp? Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ hằng năm là trách nhiệm của ai? (Hình từ Internet)
Mẫu kế hoạch nhân sự của doanh nghiệp? Công ty có tuyển dụng nhân sự làm việc thông qua những hình thức nào?
Căn cứ Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuyển dụng lao động, cụ thể như sau:
Tuyển dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng lao động theo nhu cầu thông qua 03 cách sau:
- Trực tiếp tuyển dụng.
- Thông qua tổ chức dịch vụ việc làm.
- Thông qua doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu kế hoạch nhân sự của doanh nghiệp.
Có thể tham khảo Mẫu kế hoạch nhân sự của doanh nghiệp dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu kế hoạch nhân sự của doanh nghiệp
Mẫu kế hoạch này bao gồm các phần chính:
(1) Tổng quan về doanh nghiệp và mục tiêu
(2) Phân tích hiện trạng nhân sự
(3) Kế hoạch tuyển dụng chi tiết
(4) Kế hoạch đào tạo và phát triển
(5) Chính sách nhân sự
(6) Ngân sách thực hiện
(7) Kế hoạch triển khai và đánh giá
Khi sử dụng mẫu này nên:
- Điều chỉnh các mục cho phù hợp với quy mô và đặc thù doanh nghiệp
- Thêm các chỉ tiêu cụ thể theo từng mục
- Cập nhật số liệu thực tế của doanh nghiệp
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ hằng năm là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
1. Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.
2. Hằng năm, người sử dụng lao động thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo quy định nêu trên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề như sau:
- Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
- Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Nghề đào tạo;
+ Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
+ Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
+ Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
+ Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
+ Trách nhiệm của người lao động.
- Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh có được xem phim 18+ hay không? Học sinh xem phim 18+ có bị đuổi học 1 tuần lễ hay không?
- Năm cá nhân số 8 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có bị xử phạt?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận tổ chức xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng?
- Bảng lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Tải về bảng?
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?