Mẫu Kế hoạch kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Đảng ủy cơ sở? Cách lập Mẫu Kế hoạch kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm?
Khi có dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên là gì?
Căn cứ tại khoản 10 Điều 3 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 thì:
Khi có dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên là khi có những thông tin, tài liệu, phản ánh, đối chiếu cho thấy tổ chức đảng hoặc đảng viên không tuân theo, không làm hoặc làm trái với Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định, quy chế, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Mẫu Kế hoạch kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Đảng ủy cơ sở? Tải về Mẫu Kế hoạch kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm? (Hình từ Internet)
Mẫu Kế hoạch kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Đảng ủy cơ sở? Cách lập Mẫu Kế hoạch kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm?
Tham khảo Mẫu Kế hoạch kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Đảng ủy cơ sở dưới đây:
Tải về Mẫu Kế hoạch kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Đảng ủy cơ sở
Cách lập Mẫu Kế hoạch kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm
KẾ HOẠCH
Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với… (tên tổ chức đảng; họ và tên, chức vụ, nơi công tác của đảng viên được kiểm tra)
(Ban hành kèm theo Quyết định số-QĐ/ĐU, ngày … của Đảng ủy…/ Ban Thường vụ Đảng ủy…..)
---------
1. Mục đích, yêu cầu
- Kiểm tra làm rõ, kết luận đúng ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) của… (tên tổ chức đảng được kiểm tra), cá nhân các đồng chí… (họ và tên đảng viên được kiểm tra) về các nội dung được kiểm tra.
- Việc kiểm tra bảo đảm dân chủ, khách quan; đúng nguyên tắc, quy trình, quy định của Đảng; nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình của tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra.
- Đảng ủy bộ phận……….. (hoặc Chi bộ….) thuộc Đảng ủy… (nơi được kiểm tra) chỉ đạo các tổ chức đảng trực thuộc và đảng viên có liên quan phối hợp, tạo điều kiện để Tổ Kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ.
2. Nội dung kiểm tra
(Ghi đầy đủ, cụ thể, chi tiết nội dung kiểm tra đối với tập thể, từng cá nhân được kiểm tra. Nếu đối tượng kiểm tra có cả tập thể và cá nhân, thì ghi tập thể trước, cá nhân sau).
3. Thời gian kiểm tra
- Mốc thời gian kiểm tra: Từ ngày …. đến ngày…..
- Thời gian tiến hành: (Ghi rõ tổng số ngày làm việc tại ...).
4. Phương pháp tiến hành
(Ghi thứ tự các công việc phải thực hiện theo quy trình kiểm tra hiện hành).
Trong quá trình thực hiện, Kế hoạch này có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.
ĐẢNG ỦY......./BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY.....
>>> Tải về Mẫu Quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Đảng ủy cơ sở
Lưu ý: theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 3 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 thì:
- Kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng quan sát, theo dõi, nắm bắt, xem xét, đánh giá, kết luận hoạt động nhằm kịp thời nhắc nhở để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước và khắc phục, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có).
Hình thức giám sát có giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề; giám sát chuyên đề khi cần thiết thì thực hiện thẩm tra, xác minh.
Quy định 22: Đối tượng kiểm tra giám sát là ai? Quyền và trách nhiệm của đối tượng kiểm tra giám sát?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 thì:
Đối tượng kiểm tra giám sát gồm:
- Chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở;
- Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên;
- Ủy ban kiểm tra;
- Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy;
- Ban cán sự đảng, đảng đoàn;
- Đảng viên.
Quyền và trách nhiệm của đối tượng kiểm tra giám sát:
- Chấp hành nghiêm Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng về kiểm tra, giám sát, các quyết định, kết luận, yêu cầu của chủ thể kiểm tra, giám sát; báo cáo, giải trình đầy đủ, trung thực về các nội dung được yêu cầu.
- Không để lộ nội dung kiểm tra, giám sát cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết; không được sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình, thu phát sóng khi làm việc với chủ thể kiểm tra, giám sát.
- Được sử dụng bằng chứng có liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát để báo cáo, giải trình; bảo lưu ý kiến và đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét lại nhận xét, đánh giá, kết luận, quyết định đối với mình hoặc việc thực hiện nguyên tắc, quy trình, thủ tục, nội dung, yêu cầu, trách nhiệm, thẩm quyền của chủ thể kiểm tra, giám sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở nào phải đánh giá an toàn, hiệu quả của thuốc? Mẫu báo cáo đánh giá an toàn, hiệu quả của thuốc?
- Xe máy gắn 1 gương chiếu hậu bị phạt đến 10 triệu đồng có đúng không? Mức xử phạt về gương chiếu hậu theo Nghị định 168/2024?
- Nghị định 168/2024 ban hành theo đề nghị của ai? Nghị định 168/2024 do ai ban hành? Nghị định 168/2024 có hiệu lực khi nào?
- Tải một số mẫu báo cáo trong hoạt động xây dựng được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Quy định về việc lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng?
- Lỗi không tuân thủ biển báo 2025? Không tuân thủ biển báo bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?