Mẫu hợp đồng ủy quyền cho vay lại vốn vay ODA theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng được quy định như thế nào?

Tôi có câu hỏi là mẫu hợp đồng ủy quyền cho vay lại  vốn vay ODA theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng được quy định như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.K đến từ Đồng Nai.

Mẫu hợp đồng ủy quyền cho vay lại vốn vay ODA theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng được quy định như thế nào?

Mẫu hợp đồng ủy quyền cho vay lại vốn vay ODA theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng được quy định Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 97/2018/NĐ-CP như sau:

Tải về mẫu hợp đồng ủy quyền cho vay lại vốn vay ODA theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng tại đây.

hợp đồng ủy quyền

Mẫu hợp đồng ủy quyền cho vay lại vốn vay ODA theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng được quy định như thế nào?

Bộ Tài chính ký hợp đồng ủy quyền cho vay lại vốn vay ODA theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng khi nào?

Bộ Tài chính ký hợp đồng ủy quyền cho vay lại vốn vay ODA theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng khi nào, thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Nghị định 97/2018/NĐ-CP như sau

Ký Hợp đồng cho vay lại, Hợp đồng ủy quyền cho vay lại
1. Sau khi thỏa thuận vay nước ngoài được ký kết, căn cứ phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay lại nguồn vay ODA, vay ưu đãi, trong vòng 30 ngày làm việc, Bộ Tài chính ký hợp đồng:
a) Cho vay lại với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này; hoặc
b) Ủy quyền cho vay lại với cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng theo Mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này; hoặc
c) Ủy quyền cho vay lại với cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng theo Mẫu quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
2. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng ủy quyền cho vay lại, cơ quan được ủy quyền cho vay lại ký hợp đồng vay lại với bên vay lại để quản lý việc cho vay lại, thu hồi nợ.

Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Tài chính ký hợp đồng ủy quyền cho vay lại vốn vay ODA theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng trong vòng 30 ngày làm việc.

Cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?

Cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng có trách nhiệm và quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 97/2018/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 79/2021/NĐ-CP như sau:

Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan được ủy quyền cho vay lại
1. Cơ quan được ủy quyền cho vay lại thực hiện các trách nhiệm, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Quản lý nợ công.
2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng có trách nhiệm, quyền hạn sau:
a) Chịu toàn bộ rủi ro tín dụng, chịu trách nhiệm trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho Bộ Tài chính trong mọi trường hợp theo hợp đồng ủy quyền cho vay lại;
b) Được hưởng phí quản lý cho vay lại theo tỷ lệ quy định tại Điều 10 của Nghị định này và toàn bộ dự phòng rủi ro cho vay lại;
c) Quyết định đối với tài sản bảo đảm khoản vay lại do bên vay lại thế chấp;
d) Quyết định đối với các đề nghị trả nợ trước hạn của bên vay lại (nếu có); quyết định việc cơ cấu lại khoản nợ trong trường hợp bên vay lại gặp khó khăn trong trả nợ theo quy định của pháp luật.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng có trách nhiệm sau:
a) Thẩm định cho vay lại đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và báo cáo kết quả thẩm định cho vay lại cho Bộ Tài chính, trong đó khẳng định khả năng hoàn vốn của dự án; khả năng trả nợ vốn vay lại của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Tổ chức, quản lý việc cho vay lại và thu hồi nợ cho vay lại, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho Bộ Tài chính theo kết quả thẩm định cho vay lại và hợp đồng ủy quyền cho vay lại;
c) Thẩm định phương án bảo đảm tiền vay, đăng ký, quản lý và xử lý tài sản thế chấp và các tài sản khác do bên vay lại dùng để bảo đảm tiền vay đối với khoản vay lại theo quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm tiền vay;
d) Kiểm tra việc sử dụng vốn vay lại của Bên vay lại thông qua kiểm tra hồ sơ giải ngân vốn vay lại, trừ trường hợp khoản giải ngân đã được Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi;
đ) Giám sát khoản vay lại, tình hình tài chính của Bên vay lại, tình hình khai thác, vận hành công trình được đầu tư bằng vốn vay lại, định kỳ và đột xuất thực hiện kiểm tra khoản vay lại, Bên vay lại và báo cáo kết quả cho Bộ Tài chính;
e) Thẩm định đối với đề xuất phương án xử lý nợ khoản vay lại (nếu có) của Bên vay lại và báo cáo kết quả thẩm định phương án xử lý nợ, kiến nghị rõ sự phù hợp hoặc không phù hợp của phương án xử lý nợ để gửi Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng có trách nhiệm và quyền hạn tại khoản 1 Điều 40 Luật Quản lý nợ công và các trách nhiệm và quyền hạn sau:

- Chịu toàn bộ rủi ro tín dụng, chịu trách nhiệm trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho Bộ Tài chính trong mọi trường hợp theo hợp đồng ủy quyền cho vay lại;

- Được hưởng phí quản lý cho vay lại theo tỷ lệ quy định tại Điều 10 của Nghị định này và toàn bộ dự phòng rủi ro cho vay lại;

- Quyết định đối với tài sản bảo đảm khoản vay lại do bên vay lại thế chấp;

- Quyết định đối với các đề nghị trả nợ trước hạn của bên vay lại (nếu có); quyết định việc cơ cấu lại khoản nợ trong trường hợp bên vay lại gặp khó khăn trong trả nợ theo quy định của pháp luật.

Vốn vay ODA
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ai được vay lại và cho vay lại đối với khoản vốn vay ODA, vay ưu đãi vốn nước ngoài? Nguyên tắc cho vay lại được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị vay lại vốn vay ODA thì đủ điều kiện để vay lại không?
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ và cơ quan các cấp liên quan thúc đẩy công tác giải ngân vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài?
Pháp luật
Kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại vốn vay ODA được xây dựng thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp vay lại vốn vay ODA xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm thế nào? Đồng tiền cho vay lại được quy định thế nào?
Pháp luật
Đâu là cơ quan được ủy quyền cho vay lại vốn vay ODA không chịu rủi ro tín dụng? Cơ quan được ủy quyền có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Mức dự phòng rủi ro cho vay lại vốn vay ODA hiện nay là bao nhiêu? Bên vay lại bị tính lãi phạt chậm trả khi nào?
Pháp luật
Cơ quan nào có quyền thẩm định cho vay lại vốn vay ODA? Quy trình thẩm định cho vay lại được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp vay lại vốn vay ODA có thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại như thế nào?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân tỉnh muốn vay lại vốn vay ODA phải đáp ứng các điều kiện gì? Tỷ lệ cho vay lại hiện nay là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vốn vay ODA
337 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vốn vay ODA
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào