Mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng như thế nào? Những vật liệu xây dựng nào được xem là thân thiện với môi trường?
- Mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng như thế nào?
- Những vật liệu xây dựng nào được xem là thân thiện với môi trường?
- Chính sách phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường hiện nay là gì?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng có cần lấy ý kiến của Bộ Xây dựng không?
Mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng như thế nào?
Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng có thể áp dụng được mẫu sau: Tải về
Những vật liệu xây dựng nào được xem là thân thiện với môi trường?
Những vật liệu xây dựng được xem là thân thiện với môi trường được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 09/2021/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vật liệu xây dựng là sản phẩm, hàng hóa được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện và thiết bị công nghệ.
2. Vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường bao gồm: Vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng được sản xuất từ việc sử dụng chất thải làm nguyên liệu hoặc nhiên liệu, vật liệu xây dựng có tính năng tiết kiệm năng lượng vượt trội so với vật liệu cùng chủng loại.
3. Cấu kiện xây dựng là sản phẩm vật liệu xây dựng được chế tạo để lắp ghép thành kết cấu công trình.
Vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường được quy định bao gồm các loại vật liệu sau:
- Vật liệu xây không nung,
- Vật liệu xây dựng được sản xuất từ việc sử dụng chất thải làm nguyên liệu hoặc nhiên liệu,
- Vật liệu xây dựng có tính năng tiết kiệm năng lượng vượt trội so với vật liệu cùng chủng loại.
Chính sách phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường hiện nay là gì?
Chính sách phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường hiện nay quy định tại Điều 5 Nghị định 09/2021/NĐ-CP như sau:
- Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.
- Các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư, sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của nhà nước theo quy định pháp luật về đầu tư, pháp luật về khoa học và công nghệ và pháp luật khác có liên quan.
- Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình hạn chế, xóa bỏ các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.
Dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng có cần lấy ý kiến của Bộ Xây dựng không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 6 Nghị định 09/2021/NĐ-CP quy định về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng như sau:
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng
...
2. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng thuộc đối tượng phải chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trong quá trình thẩm định để chấp thuận chủ trương đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cụ thể như sau:
a) Lấy ý kiến Bộ Xây dựng đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhóm A; dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng mới hoặc sử dụng công nghệ mới dự án đầu tư có công trình cấp đặc biệt, cấp I ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng hoặc được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên;
b) Lấy ý kiến Sở Xây dựng địa phương nơi thực hiện dự án đối với các dự án đầu tư còn lại không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Theo đó tùy vào từng trường hợp cụ thể thì sẽ phải lấy kiến của Bộ Xây dựng hay không.
Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng phải chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trong quá trình thẩm định để chấp thuận chủ trương đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư:
- Lấy ý kiến Bộ Xây dựng đối với dự án
+ Do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư;
+ Dự án nhóm A;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng mới hoặc sử dụng công nghệ mới dự án đầu tư có công trình cấp đặc biệt, cấp I ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng hoặc được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên;
- Lấy ý kiến Sở Xây dựng địa phương nơi thực hiện dự án đối với các dự án đầu tư còn lại không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?