Mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình ngắn hạn mới nhất hiện nay là mẫu nào? Cần đảm bảo thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người giúp việc ra sao?
- Có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói thay cho hợp đồng văn bản khi thuê người giúp việc có thời hạn dưới 01 tháng không?
- Mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình ngắn hạn mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Cá nhân thuê người giúp việc cần đảm bảo thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của họ như thế nào?
Có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói thay cho hợp đồng văn bản khi thuê người giúp việc có thời hạn dưới 01 tháng không?
Theo Điều 161 Bộ luật Lao động 2019 thì lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các công việc trong gia đình có thể thuê người giúp việc làm bao gồm
- Công việc nội trợ, quản gia,
- Chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già,
- Lái xe, làm vườn,
- Các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
Đối với trường hợp thuê người giúp việc ngắn hạn với thời gian dưới 01 tháng thì căn cứ Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình như sau:
Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
...
Như vậy, kể cả khi thuê người giúp việc ngắn hạn với thời hạn dưới 01 tháng thì cá nhân cũng phải lập hợp đồng lao động bằng văn bản (không được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói).
Mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình ngắn hạn mới nhất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình ngắn hạn mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Bên cạnh đó tại Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 thì đối với hợp đồng lao động giúp việc gia đình, các bên sẽ tự thỏa thuận về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.
Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
Ngoài ra, tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về hình thức trả lương:
Hình thức trả lương
1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Hiện tại, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan không có quy định cụ thể về mẫu hợp đồng này, do đó bên thuê giúp việc có thể dựa trên các căn cứ pháp lý vừa nêu để soạn thảo mẫu hợp đồng lao động phù hợp.
>>> Có thể tham khảo mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình sau đây: TẢI VỀ
Cá nhân thuê người giúp việc cần đảm bảo thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của họ như thế nào?
Khi thuê người giúp việc, người thuê cần đảm bảo thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Vào ngày làm việc bình thường, ngoài thời giờ làm việc thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định, người sử dụng lao động phải bảo đảm, tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục;
(2) Người lao động được nghỉ hằng tuần theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019:
- Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.
Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
- Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
- Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công dân có được giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hay không?
- Thiết kế xây dựng gồm những gì? Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo mấy bước theo quy định?
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?