Mẫu giấy phép tiếp cận nguồn gen mới nhất hiện nay? Tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen như thế nào?
Mẫu giấy phép tiếp cận nguồn gen mới nhất hiện nay sử dụng theo mẫu nào?
Mẫu giấy phép tiếp cận nguồn gen mới nhất hiện nay sử dụng theo Mẫu số 04 Kèm theo Nghị định 59/2017/NĐ-CP như sau:
Tải về mẫu giấy phép tiếp cận nguồn gen mới nhất tại đây.
Mẫu giấy phép tiếp cận nguồn gen mới nhất hiện nay (Hình từ Internet)
Tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen như thế nào?
Tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 59/2017/NĐ-CP như sau:
Thẩm định và cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân để thông báo về một trong các trường hợp: chấp nhận hồ sơ hợp lệ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ. Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị là không quá 60 ngày, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về việc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Tổ chức thẩm định:
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu không vì mục đích thương mại;
b) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định đối với hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại. Thành phần Hội đồng thẩm định, gồm: đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen và các chuyên gia.
...
Theo quy định trên, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân để thông báo về một trong các trường hợp: chấp nhận hồ sơ hợp lệ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ.
Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị là không quá 60 ngày, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về việc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu không vì mục đích thương mại;
- Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định đối với hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại.
Thành phần Hội đồng thẩm định, gồm: đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen và các chuyên gia.
Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen là thẩm định những nội dung gì?
Nội dung thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen được quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 59/2017/NĐ-CP như sau:
Thẩm định và cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen
...
3. Nội dung thẩm định:
a) Việc đáp ứng các điều kiện, nội dung quy định tại Điều 59 Luật đa dạng sinh học;
b) Tính đầy đủ và chính xác của thông tin trong hồ sơ đề nghị;
c) Sự phù hợp của nội dung Hợp đồng với quy định hiện hành của pháp luật;
d) Việc đánh giá tác động về tiếp cận nguồn gen đối với đa dạng sinh học, kinh tế và xã hội;
đ) Năng lực thực hiện việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích của tổ chức, cá nhân.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký; đồng thời nêu rõ lý do.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định, chỉ định đơn vị trực thuộc làm cơ quan thường trực thẩm định và quy định cụ thể về nhiệm vụ của cơ quan này.
Theo quy định trên, nội dung thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen gồm:
- Việc đáp ứng các điều kiện, nội dung quy định tại Điều 59 Luật Đa dạng sinh học 2008;
- Tính đầy đủ và chính xác của thông tin trong hồ sơ đề nghị;
- Sự phù hợp của nội dung Hợp đồng với quy định hiện hành của pháp luật;
- Việc đánh giá tác động về tiếp cận nguồn gen đối với đa dạng sinh học, kinh tế và xã hội;
- Năng lực thực hiện việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích của tổ chức, cá nhân.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký; đồng thời nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?