Mẫu giấy đề nghị cấp Thẻ công chứng viên mới nhất? Hồ sơ xin cấp Thẻ công chứng viên bao gồm những giấy tờ nào?
Mẫu giấy đề nghị cấp Thẻ công chứng viên mới nhất hiện nay?
Về mẫu giấy đề nghị cấp Thẻ công chứng viên thì hiện nay đang được sử dụng theo Mẫu TP-CC-06 được ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP, cụ thể như sau:
Tải Mẫu giấy đề nghị cấp Thẻ công chứng viên mới nhất tại đây
Mẫu giấy đề nghị cấp Thẻ công chứng viên (Hình từ Internet)
Hồ sơ xin cấp Thẻ công chứng viên bao gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-BTP thì hiện nay thủ tục đăng ký hành nghề công chứng và cấp Thẻ công chứng viên sẽ được thực hiện chung với nhau. Việc đăng ký cấp Thẻ công chứng viên sẽ do tổ chức hành nghề công chứng nơi công chứng viên làm việc thực hiện.
Theo đó, để đăng ký hành nghề công chứng và cấp Thẻ công chứng viên thì tổ chức hành nghề công chứng cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên
- Quyết định bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại công chứng viên (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu);
- 01 ảnh chân dung cỡ 2cm x 3cm của công chứng viên được đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ (ảnh chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ);
- Giấy tờ chứng minh công chứng viên là hội viên Hội công chứng viên tại địa phương (trường hợp địa phương chưa có Hội công chứng viên thì nộp giấy tờ chứng minh là hội viên Hiệp hội công chứng viên Việt Nam);
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của công chứng viên tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động;
- Quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, Chứng chỉ hành nghề đấu giá, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại, giấy tờ chứng minh đã chấm dứt công việc thường xuyên khác; giấy tờ chứng minh đã được Sở Tư pháp xóa đăng ký hành nghề ở tổ chức hành nghề công chứng trước đó hoặc văn bản cam kết chưa đăng ký hành nghề công chứng kể từ khi được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên.
* Phương thức nộp hồ sơ: Tổ chức hành nghề công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
Có thể đăng ký đào tạo nghề công chứng tại những đâu?
Theo Điều 9 Luật Công chứng 2014 quy định về việc đào tạo nghề công chứng như sau:
Đào tạo nghề công chứng
1. Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.
2. Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng và việc công nhận tương đương đối với những người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài.
Đồng thời, tại Điều 7 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định cụ thể về vấn đề này như sau:
Cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng
1. Cơ sở đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Điều 9 của Luật Công chứng là Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.
2. Học viện Tư pháp chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành chương trình khung đào tạo nghề công chứng.
Như vậy, theo quy định nêu trên, hiện nay Học viện Tư pháp là cơ sở duy nhất thực hiện đào tạo nghề công chứng.
Những trường hợp nào không được bổ nhiệm công chứng viên?
Theo Điều 13 Luật Công chứng 2014 thì khi thuộc một trong những trường hợp sau đây sẽ không được bổ nhiệm công chứng viên:
Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên
1. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.
2. Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
4. Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.
5. Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu hợp đồng thuê xe cá nhân trong Tết Âm lịch năm Ất Tỵ mới nhất? Giá thuê xe được xác định thế nào?
- Tinh gọn bộ máy cấp huyện: Thay thế những người kém năng lực không hoàn thành nhiệm vụ theo Nghị quyết 18?
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?