Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP ra sao?
- Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP ra sao?
- Nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình gồm những gì?
- Ai được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tham gia phòng, chống bạo lực gia đình?
Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP ra sao?
Tại Mẫu số 14 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP có nêu rõ mẫu giấy chứng nhận hoàn thành Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Tải mẫu giấy chứng nhận hoàn thành Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình: Tại đây
Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP ra sao? (Hình từ Internet)
Nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình gồm:
- Nhân viên trực tiếp thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng ứng phó khi bị bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Nhân viên trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng ứng phó khi bị bạo lực gia đình; kỹ năng ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
- Nhân viên trực tiếp thực hiện giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng kiểm soát cơn nóng giận; kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực; kỹ năng xây dựng mối quan hệ trong gia đình.
- Nhân viên trực tiếp thực hiện chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bị bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng về tâm lý trị liệu, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người bị bạo lực gia đình.
- Nhân viên thực hiện các hoạt động khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình và kiến thức, kỹ năng liên quan đến dịch vụ cung cấp.
Ai được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tham gia phòng, chống bạo lực gia đình?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tham gia phòng, chống bạo lực gia đình có nêu rõ như sau:
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
1. Người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình và kiến thức, kỹ năng cần thiết khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Công an xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, Chi hội trưởng của các đoàn thể và Ban Chỉ đạo công tác gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo đó, người được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tham gia phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
- Người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
- Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Công an xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, Chi hội trưởng của các đoàn thể và Ban Chỉ đạo công tác gia đình.
Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?