Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội đối với cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn là mẫu nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội đối với cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn là mẫu nào?
- Cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được cấp giấy chứng nhận cần phải đáp ứng điều kiện nào?
- Bộ Y tế có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý nhà nước đối với cơ sở trợ giúp xã hội?
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội đối với cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn là mẫu nào?
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội đối với cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn là mẫu số 15 tại Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Tải về Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội đối với cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội đối với cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được cấp giấy chứng nhận cần phải đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội bao gồm:
Theo đó, cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội khi có đủ các điều kiện sau:
- Người đứng đầu, nhân viên của cơ sở phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội; không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
- Có nhân viên trợ giúp xã hội cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn;
- Đáp ứng các điều kiện cơ bản về nhà ở, nhà bếp, điện, nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn .
Bộ Y tế có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý nhà nước đối với cơ sở trợ giúp xã hội?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 49 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm các bộ, ngành
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước đối với cơ sở trợ giúp xã hội trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn về cơ cấu tổ chức và định mức nhân viên tại cơ sở trợ giúp xã hội; tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp và cộng tác viên làm việc tại cơ sở trợ giúp xã hội; quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội của cơ sở và các quy định khác tại Nghị định này.
b) Quy hoạch, phát triển mạng lưới và xây dựng mô hình điểm cơ sở trợ giúp xã hội;
c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;
d) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho viên chức và cộng tác viên của cơ sở trợ giúp xã hội;
đ) Kiểm tra, thanh tra hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội;
e) Tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội.
2. Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn về chăm sóc y tế, chỉnh hình - phục hồi chức năng đối với các đối tượng bị khuyết tật, tâm thần, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và đối tượng khác trong cơ sở trợ giúp xã hội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn miễn học phí, các khoản đóng góp; chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức lớp học hòa nhập cho học sinh là đối tượng trong cơ sở trợ giúp xã hội.
5. Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì thẩm định nguồn vốn đầu tư và khả năng cân đối vốn đầu tư các dự án cơ sở trợ giúp xã hội sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; chủ trì cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hàng năm để thực hiện dự án đã thẩm định sau khi hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật đầu tư công.
7. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quản lý nhà nước đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý và tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động của các cơ sở trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
Theo đó, Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn về chăm sóc y tế, chỉnh hình - phục hồi chức năng đối với các đối tượng bị khuyết tật, tâm thần, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và đối tượng khác trong cơ sở trợ giúp xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?