Mẫu đơn xin từ chức mới nhất? Tải đơn xin từ chức ở đâu? Hướng dẫn viết đơn xin từ chức như thế nào?

Mẫu đơn xin từ chức mới nhất? Tải đơn xin từ chức ở đâu? Hướng dẫn viết đơn xin từ chức như thế nào?

Mẫu đơn xin từ chức mới nhất? Tải đơn xin từ chức ở đâu? Hướng dẫn viết đơn xin từ chức như thế nào?

Khi một nhân viên quyết định chấm dứt vai trò của mình trong công ty, Mẫu đơn xin từ chức là tài liệu cần thiết để hoàn tất thủ tục nghỉ việc một cách chính thức.

Hiện nay, nhiều người đang tìm kiếm mẫu đơn xin từ chức mới nhất để đảm bảo quá trình nghỉ việc diễn ra suôn sẻ và đúng quy định.

Dưới đây là mẫu đơn xin từ chức mới nhất:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


ĐƠN XIN TỪ CHỨC

Kính gửi (1): ………..…………

Tôi tên: ………………….………

Số CCCD :……… Ngày cấp :……. Nơi cấp :………

Quê quán: ……………………

Đăng ký thường trú:…………

Nơi ở hiện tại: ………………

Đơn vị công tác (2): ……………

Chức vụ (3): ……………………

Xem thêm...

>> Mẫu đơn xin từ chức (Mẫu 1): Tải về

>> Mẫu đơn xin từ chức (Mẫu 2): Tải về

*Lưu ý: Mẫu đơn xin từ chức chỉ mang tính chất tham khảo!

Khi viết đơn xin từ chức, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo sự chuyên nghiệp và tạo ấn tượng tốt trong quá trình nghỉ việc:

(1) Giữ giọng văn lịch sự, tôn trọng: Đơn xin từ chức cần được viết với giọng điệu lịch sự, tôn trọng và chân thành. Dù lý do từ chức có thể xuất phát từ khó khăn hoặc không hài lòng, bạn vẫn nên giữ thái độ tôn trọng đối với công ty và các cấp quản lý.

(2) Trình bày lý do rõ ràng nhưng ngắn gọn: Hãy nêu lý do xin từ chức một cách ngắn gọn và trung thực. Tránh đi vào chi tiết tiêu cực hoặc chỉ trích. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các lý do như vấn đề cá nhân, thay đổi định hướng sự nghiệp, hoặc mong muốn tìm kiếm cơ hội mới.

(3) Thông báo trước thời gian: Đảm bảo rằng bạn tuân thủ quy định về thời gian thông báo trước (thường là 30 ngày hoặc theo quy định hợp đồng lao động). Việc này giúp công ty có thời gian sắp xếp người thay thế và không làm gián đoạn công việc.

(4) Cam kết bàn giao công việc: Trong đơn, cần thể hiện cam kết hoàn thành mọi trách nhiệm còn lại và sẵn sàng bàn giao công việc đúng quy trình. Điều này cho thấy sự trách nhiệm và chuyên nghiệp của bạn.

(5) Cảm ơn công ty: Dành một đoạn để cảm ơn công ty, cấp trên và đồng nghiệp vì cơ hội làm việc và học hỏi trong thời gian qua. Đây là cách để thể hiện sự biết ơn và giữ lại ấn tượng tốt sau khi rời đi.

(6) Đảm bảo chính xác và rõ ràng: Đơn cần ghi chính xác tên, chức vụ, bộ phận, và thông tin cần thiết. Tránh sai sót trong việc điền thông tin để tránh sự hiểu nhầm.

(7) Tránh tiêu cực: Tuyệt đối không nên đề cập đến những vấn đề tiêu cực, tranh chấp hay bất mãn trong đơn xin từ chức. Nếu có khó khăn hoặc khúc mắc, hãy trao đổi trực tiếp với cấp quản lý thay vì ghi vào đơn.

Mẫu đơn xin từ chức mới nhất? Tải đơn xin từ chức ở đâu? Hướng dẫn viết đơn xin từ chức như thế nào?

Mẫu đơn xin từ chức mới nhất? Tải đơn xin từ chức ở đâu? Hướng dẫn viết đơn xin từ chức như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Những trường hợp nào cán bộ được xem xét từ chức?

Theo hướng dẫn tại Điều 6 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 về các trường hợp cán bộ được từ chức như sau:

Căn cứ xem xét từ chức
Việc xem xét đối với cán bộ xin từ chức được căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
1. Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
2. Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.
3. Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
4. Vì lý do chính đáng khác của cá nhân.

Theo đó, các trường hợp cán bộ được từ chức bao gồm:

- Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.

- Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.

- Vì lý do chính đáng khác của cá nhân.

Tuy nhiên, đối với cán bộ là người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra tham nhũng, tiêu cực thì căn cứ xem xét việc từ chức theo hướng dẫn tại Điều 7 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 cụ thể như sau:

Việc xem xét miễn nhiệm, từ chức liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu khi cấp có thẩm quyền kết luận để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra tham nhũng, tiêu cực; căn cứ vào một trong các trường hợp sau:

(1) Miễn nhiệm đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.

(2) Người đứng đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực thì tuỳ tính chất, mức độ sai phạm để xem xét cho từ chức.

(3) Cho từ chức đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng.

Quy trình xem xét từ chức đối với cán bộ được tiến hành như thế nào?

Theo hướng dẫn tại Điều 8 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 thì trình tự, thủ tục xem xét miễn nhiệm cán bộ được tiến hành theo các bước sau:

- Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, từ chức, chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc thì cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ có trách nhiệm trao đổi với cán bộ và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, cho từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.

- Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, các cơ quan có liên quan thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, điều lệ, quy chế hoạt động của từng tổ chức.

Xin từ chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu đơn xin từ chức mới nhất? Tải đơn xin từ chức ở đâu? Hướng dẫn viết đơn xin từ chức như thế nào?
Pháp luật
Có được xin từ chức đối với Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đang trong thời gian chịu sự điều tra của cơ quan có thẩm quyền hay không?
Pháp luật
Công chức ngành Kiểm sát nhân dân được xin từ chức trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Những trường hợp nào được xin từ chức đối với cá nhân trong đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải?
Pháp luật
Có được xin từ chức vì lý do không đủ sức khỏe đối với viên chức giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xin từ chức
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
801 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xin từ chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xin từ chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào