Mẫu đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự như thế nào?
- Trình tự thực hiện thủ tục đề nghị miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án tại Chi cục Thi hành án dân sự như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án tại Chi cục Thi hành án dân sự gồm những giấy tờ gì?
Mẫu đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Theo đó, đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự được thực hiện theo mẫu số D04-THADS tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BTP như sau:
TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự
Trình tự thực hiện thủ tục đề nghị miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án tại Chi cục Thi hành án dân sự như thế nào?
Trình tự thực hiện thủ tục đề nghị miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án tại Chi cục Thi hành án dân sự được quy định tại tiểu mục 5 Mục B Phần II Thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2303/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
Thủ tục Đề nghị miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án
Trình tự thực hiện:
- Người được thi hành án, người phải thi hành án làm đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án gửi cơ quan thi hành án dân sự nơi tổ chức việc thi hành án.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và tài liệu kèm theo của đương sự, cơ quan thi hành án dân sự xem xét, ra quyết định về việc miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án. Trường hợp đương sự không nhận được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án thi thông báo cho đương sự biết và nêu rõ lý do.
...
Theo đó, trình tự thực hiện thủ tục đề nghị miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án tại Chi cục Thi hành án dân sự như sau:
- Người được thi hành án, người phải thi hành án làm đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án gửi cơ quan thi hành án dân sự nơi tổ chức việc thi hành án.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và tài liệu kèm theo của đương sự, cơ quan thi hành án dân sự xem xét, ra quyết định về việc miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án. Trường hợp đương sự không nhận được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án thi thông báo cho đương sự biết và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đề nghị miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án tại Chi cục Thi hành án dân sự gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ đề nghị miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án tại Chi cục Thi hành án dân sự được quy định tại tiểu mục 5 Mục B Phần II Thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2303/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
- Đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án nêu rõ lý do đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
- Đương sự có khó khăn về kinh tế, thuộc diện neo đơn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, sinh sống hoặc xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi người đó nhận thu nhập.
- Đương sự là gia đình chính sách, có công với cách mạng phải có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh.
- Đương sự bị tàn tật, ốm đau kéo dài phải có xác nhận của Hội đồng giám định y khoa hoặc cơ quan y tế cấp huyện trở lên.
- Trường hợp ủy quyền phải kèm theo giấy ủy quyền hợp pháp và xuất trình tài khoản định danh điện tử theo quy định của pháp luật hoặc một trong các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Lưu ý: Trong trường hợp cần sử dụng đến thông tin về nơi cư trú của người đề nghị xác nhận về trường hợp có khó khăn về kinh tế hoặc thuộc diện neo đơn thì:
+ Cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thực hiện khai thác thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo một trong các phương thức quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP.
Nếu không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo các phương thức nêu tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP , cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có thể yêu cầu công dân:
+ Nộp bản sao
+ Hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP.
Các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú được quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP bao gồm:
+ Thẻ Căn cước công dân,
+ Chứng minh nhân dân,
+ Giấy xác nhận thông tin về cư trú,
+ Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?