Mẫu đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý đối với tổ chức tư vấn pháp luật được quy định thế nào?
- Tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý thì đăng ký phạm vi, hình thức, lĩnh vực, đối tượng trợ giúp pháp lý với cơ quan nào?
- Mẫu đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý đối với tổ chức tư vấn pháp luật được quy định thế nào?
- Tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thì có phải nộp lệ phí không?
Tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý thì đăng ký phạm vi, hình thức, lĩnh vực, đối tượng trợ giúp pháp lý với cơ quan nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
Đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tự nguyện thực hiện trợ giúp pháp lý bằng nguồn lực của mình được đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
a) Tổ chức hành nghề luật sư có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 14 của Luật này;
b) Tổ chức tư vấn pháp luật có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 14 của Luật này và có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức.
2. Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý đăng ký về phạm vi, hình thức, lĩnh vực, đối tượng trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định trình tự, thủ tục đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý.
Như vậy, theo quy định, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý thì đăng ký phạm vi, hình thức, lĩnh vực, đối tượng trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý thì đăng ký phạm vi, hình thức, lĩnh vực, đối tượng trợ giúp pháp lý với cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý đối với tổ chức tư vấn pháp luật được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định về thủ tục đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý như sau:
Thủ tục đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật có đủ điều kiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Trợ giúp pháp lý nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, fax, hình thức điện tử 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Hồ sơ đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (Mẫu TP-TGPL-01);
b) Danh sách luật sư, tư vấn viên pháp luật đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-02);
c) Bản sao thẻ luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật.
2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, cấp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (Mẫu TP-TGPL-03) cho tổ chức đăng ký tham gia đủ điều kiện và thông báo cho Trung tâm để phối hợp thực hiện. Trường hợp từ chối phải thông báo rõ lý do bằng văn bản. Việc thực hiện trợ giúp pháp lý được bắt đầu kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
...
Như vậy, mẫu đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý đối với tổ chức tư vấn pháp luật được quy định theo Mẫu TP-TGPL-01 ban hành kèm theo Thông tư 08/2017/TT-BTP.
Tải mẫu đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý tại đây: TẢI VỀ
Tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thì có phải nộp lệ phí không?
Căn cứ khoản 4 Điều 19 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định về thủ tục đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý như sau:
Thủ tục đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý
...
2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, cấp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (Mẫu TP-TGPL-03) cho tổ chức đăng ký tham gia đủ điều kiện và thông báo cho Trung tâm để phối hợp thực hiện. Trường hợp từ chối phải thông báo rõ lý do bằng văn bản. Việc thực hiện trợ giúp pháp lý được bắt đầu kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp công bố danh sách tổ chức đăng ký tham gia, người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 2 Điều 17 của Luật Trợ giúp pháp lý.
Trường hợp thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý phải có văn bản thông báo để Sở Tư pháp xem xét, cập nhật danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương và thông báo về Bộ Tư pháp.
4. Việc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý không phải nộp lệ phí.
Theo quy định thì việc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý không phải nộp lệ phí.
Do đó, Tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thì không phải nộp lệ phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?