Mẫu đơn đề nghị nhận bảo hiểm xã hội khi người hưởng từ trần (Mẫu số 3-CBH)? Ai được nhận tiền bảo hiểm xã hội khi người hưởng từ trần?
Người đóng bảo hiểm xã hội từ trần thì người thân có được hưởng tiền bảo hiểm không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Đang hưởng lương hưu;
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
Như vậy, người đóng bảo hiểm xã hội từ trần thì người thân của họ sẽ được nhận tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên.
Mẫu đơn đề nghị nhận bảo hiểm xã hội khi người hưởng từ trần (Mẫu số 3-CBH)? Ai được nhận tiền bảo hiểm xã hội khi người hưởng từ trần?
Những người nào sẽ được hưởng trợ cấp khi người đóng bảo hiểm xã hội từ trần?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
…
2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
…
3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
Theo đó, những thân nhân như con, vợ, chồng, cha mẹ đẻ của vợ chồng sẽ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội của người đóng bảo hiểm xã hội đã từ trần khi đảm bảo điều kiện theo các quy định trên.
Mẫu đơn đề nghị nhận bảo hiểm xã hội khi người hưởng từ trần được quy định thế nào?
Hiện nay, thân nhân của người hưởng bảo hiểm xã hội từ trần khi có yêu cầu để nhận trợ cấp thì có thể làm đơn theo mẫu số 3-CBH ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị nhận bảo hiểm xã hội khi người hưởng từ trần: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?