Mẫu đơn đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ như thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ như thế nào?
- Cơ quan nào thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ?
- Trình tự thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ như thế nào? (Hình từ Internet)
Theo đó, mẫu đơn đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thực hiện theo mẫu số 01 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP.
TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
Cơ quan nào thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ?
Theo tiết 1.6 tiểu mục 1 Mục A Phần II Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 1240/QĐ-BTNMT năm 2023 như sau:
Thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ
...
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học.
- Cơ quan phối hợp: Không quy định.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.
1.8. Phí, lệ phí: Không thu phí.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai của thủ tục hành chính
- Mẫu đơn đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Mẫu số 01, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Đa dạng sinh học năm 2008;
- Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về Tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy, cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
- Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền quyết định và Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học là cơ quan trực tiếp thực hiện thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.
Trình tự thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ như thế nào?
Theo tiết 1.6 tiểu mục 1 Mục A Phần II Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 1240/QĐ-BTNMT năm 2023, trình tự thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10 đường Tôn Thất Thuyết, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ https://dichvucong.monre.gov.vn.
- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về việc chấp nhận hồ sơ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ. thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ. Việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện 01 lần.
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định cấp phép, nội dung thẩm định bao gồm:
+ Vùng phân bố, số lượng cá thể ước tính, điều kiện sống và tình trạng nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài được đề nghị;
+ Các đặc tính cơ bản, tính đặc hữu, giá trị đặc biệt về khoa hoc, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hoá lịch sử của loài được đề nghị;
+ Mức độ bị đe dọa tuyệt chủng của loài được đề nghị;
+ Chế độ quản lý, bảo vệ và yêu cầu đặc thù khác;
+ Kết quả tự đánh giá và đề nghị việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Bước 4: Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
Trong thời hạn 10 ngày, trên cơ sở kết quả thẩm định, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ trước ngày 30 tháng 9 hàng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?