Mẫu đơn đề nghị đổi tên bến thủy nội địa mới nhất hiện nay như thế nào? Trình tự thực hiện đổi tên bến thủy nội địa ra sao?
Mẫu đơn đề nghị đổi tên bến thủy nội địa mới nhất hiện nay như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị đổi tên bến thủy nội địa mới nhất hiện nay như thế nào? Trình tự thực hiện đổi tên bến thủy nội địa ra sao? (Hình từ Internet)
Việc đổi tên bến thủy nội địa được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:
Đặt tên, đổi tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu
...
2. Khi có nhu cầu đổi tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có đơn đề nghị theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này có văn bản chấp thuận đổi tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
Theo đó, khi có nhu cầu đổi tên bến thủy nội địa, chủ bến thủy nội địa làm đơn đề nghị theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08/2021/NĐ-CP gửi Sở Giao thông vận tải.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của chủ bến thủy nội địa, Sở Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận đổi tên bến thủy nội địa.
TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị đổi tên bến thủy nội địa
Tên bến thủy nội địa được đặt theo những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc đặt tên bến thủy nội địa được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:
Đặt tên, đổi tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu
1. Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu phải đặt tên và theo nguyên tắc sau đây:
a) Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu được đặt tên khi lập dự án đầu tư xây dựng hoặc khi công bố đưa vào sử dụng;
b) Không đặt tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trùng nhau trên một địa bàn cấp tỉnh, không gây nhầm lẫn với tên của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu đã công bố hoặc không đúng với tên gọi, chức năng của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu đó;
c) Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để đặt tên hoặc một phần tên riêng của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
d) Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;
đ) Tên cảng, bến thủy nội địa viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh, bắt đầu là cụm từ “Cảng thủy nội địa” hoặc “Bến thủy nội địa” hoặc “Khu neo đậu”, tiếp theo là tên riêng của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
...
Theo đó, tên bến thủy nội địa được đặt theo những nguyên tắc sau đây:
- Bến thủy nội địa được đặt tên khi lập dự án đầu tư xây dựng hoặc khi công bố đưa vào sử dụng;
- Không đặt tên bến thủy nội địa trùng nhau trên một địa bàn cấp tỉnh, không gây nhầm lẫn với tên bến thủy nội địa đã công bố hoặc không đúng với tên gọi, chức năng của bến thủy nội địa đó;
- Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội để đặt tên hoặc một phần tên riêng của bến thủy nội địa trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
- Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên bến thủy nội địa;
- Tên bến thủy nội địa viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh, bắt đầu là cụm từ “Bến thủy nội địa”, tiếp theo là tên riêng bến thủy nội địa.
Có phải nộp lệ phí khi thực hiện thủ tục đổi tên bến thủy nội địa hay không?
Lệ phí bến thủy nội địa được quy định tại tiểu mục 4.8 Mục 4 Phần II Thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung và thay thế trong lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 285/QĐ-BGTVT năm 2021 như sau:
Đổi tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu
...
4.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải;
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải;
- Cơ quan phối hợp: Không.
4.7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận đổi tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
4.8. Phí, lệ phí: Không.
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
4.11. Căn cứ pháp lý của TTHC: Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28/1/2021 của Chính phủ về quản lý hoạt động đường thủy nội địa.
Theo đó, chủ bến thủy nội địa, tổ chức, cá nhân khác không phải nộp lệ phí khi thực hiện thủ tục đổi tên bến thủy nội địa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?