Mẫu đơn đề nghị chấp thuận việc mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam của cá nhân nước ngoài mới nhất hiện nay?
- Mẫu đơn đề nghị chấp thuận việc mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam của cá nhân nước ngoài mới nhất hiện nay?
- Hồ sơ chấp thuận việc mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam của cá nhân nước ngoài sở hữu cổ phần 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam gồm những gì?
- Thời hạn chấp thuận việc mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam của cá nhân nước ngoài sở hữu cổ phần 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam là bao lâu?
Mẫu đơn đề nghị chấp thuận việc mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam của cá nhân nước ngoài mới nhất hiện nay?
Căn cứ tại Mục 2 Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 38/2014/TT-NHNN, có quy định về mẫu đơn đề nghị như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị chấp thuận việc mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam của cá nhân nước ngoài: TẠI ĐÂY
Mẫu đơn đề nghị chấp thuận việc mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam của cá nhân nước ngoài mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Hồ sơ chấp thuận việc mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam của cá nhân nước ngoài sở hữu cổ phần 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 38/2014/TT-NHNN, có quy định về hồ sơ đề nghị chấp thuận mua cổ phần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư này như sau:
Hồ sơ đề nghị chấp thuận mua cổ phần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư này
1. Thành phần hồ sơ quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Văn bản hoặc tài liệu của tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế về kết quả xếp hạng tín nhiệm gần nhất với thời điểm nộp hồ sơ đối với tổ chức nước ngoài.
3. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin về tình hình tuân thủ pháp luật về lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng, chứng khoán và thị trường chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài tại nước nơi nhà đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
4. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập của năm liền kề trước năm nộp hồ sơ.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ chấp thuận việc mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam của cá nhân nước ngoài sở hữu cổ phần 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam gồm:
- Thành phần hồ sơ quy định tại Điều 5 Thông tư 38/2014/TT-NHNN.
- Văn bản hoặc tài liệu của tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế về kết quả xếp hạng tín nhiệm gần nhất với thời điểm nộp hồ sơ đối với tổ chức nước ngoài.
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin về tình hình tuân thủ pháp luật về lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng, chứng khoán và thị trường chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài tại nước nơi nhà đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập của năm liền kề trước năm nộp hồ sơ.
Thời hạn chấp thuận việc mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam của cá nhân nước ngoài sở hữu cổ phần 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 38/2014/TT-NHNN, có quy định về trình tự, thủ tục chấp thuận việc mua cổ phần quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này như sau:
Trình tự, thủ tục chấp thuận việc mua cổ phần quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này
1. Tổ chức tín dụng Việt Nam (đối với trường hợp mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán) hoặc nhà đầu tư nước ngoài (đối với trường hợp tổ chức tín dụng Việt Nam đã niêm yết, đã đăng ký giao dịch cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán) lập hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước đề nghị chấp thuận việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam theo quy định tại Thông tư này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu bổ sung. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung, Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận về việc nhận đủ hồ sơ bổ sung.
3. Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận bằng văn bản việc mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, văn bản của Ngân hàng Nhà nước phải nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn chấp thuận việc mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam của cá nhân nước ngoài sở hữu cổ phần 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam là 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/mua-co-phan1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NV/020124/chao-mua-cong-khai.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PNY/dau-tu-1-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BA/280624/mua-co-phan.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/THN/mua-co-phan-cua-ngan-hang.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/PTTQ/03062024/don-ci-chuyen-doi-cong-lap.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TS/18-08/to-chuc-tin-dung-2.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TS/2024/04-03/mua-co-phan.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TS/2024/21-02/dau-gia-co-phan.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TS/2024/21-02/dau-gia-1.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Hành lang an toàn đường bộ từ ngày 1/1/2025 như thế nào? Quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ ra sao?
- Mẫu đơn đề nghị sáp nhập hội mới nhất? Hướng dẫn làm đơn đề nghị sáp nhập hội như thế nào?
- Thủ tục gia hạn hoặc điều chỉnh hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại Quyết định 3278 như thế nào?
- Thủ tục đề xuất cơ chế ưu đãi đầu tư theo Quyết định 891 của Bộ Xây dựng thực hiện ở cấp tỉnh như thế nào?
- Các cơ quan lãnh đạo hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo Nghị định 126 được quy định như thế nào?