Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước là mẫu nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Ngoài mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước thì hồ sơ cấp lại giấy phép tài nguyên nước còn cần những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 33 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ cấp lại giấy phép tài nguyên nước
1. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép.
2. Tài liệu chứng minh lý do đề nghị cấp lại giấy phép (đối với trường hợp đổi tên, nhận chuyển nhượng, bàn giao, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức),
Đối với trường hợp cấp lại giấy phép do chuyển nhượng, hồ sơ còn phải bao gồm giấy tờ chứng minh việc chuyển nhượng công trình, việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến hoạt động khai thác, sử dụng nước và các tài liệu có liên quan.
3. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước được lập theo Mẫu 09 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Như vậy, ngoài mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước thì hồ sơ cấp lại giấy phép tài nguyên nước còn cần những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép.
- Tài liệu chứng minh lý do đề nghị cấp lại giấy phép (đối với trường hợp đổi tên, nhận chuyển nhượng, bàn giao, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức),
+ Đối với trường hợp cấp lại giấy phép do chuyển nhượng, hồ sơ còn phải bao gồm giấy tờ chứng minh việc chuyển nhượng công trình, việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến hoạt động khai thác, sử dụng nước và các tài liệu có liên quan.
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước là mẫu nào theo quy định của pháp luật hiện hành? (hình từ Internet)
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước là mẫu nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định đơn đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước được thực hiện theo Mẫu 09:
Tải Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước mới nhất:
Thẩm quyền cấp lại giấy phép tài nguyên nước được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước như sau:
Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
c) Khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
d) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên và có dung tích toàn bộ từ 03 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước khác cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng khai thác từ 5 m3/giây trở lên;
đ) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản này có dung tích toàn bộ từ 20 triệu m3 trở lên;
e) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
g) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;
h) Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 1.000.000 m3/ngày đêm trở lên.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại điểm b, điểm h khoản 1 Điều này.
Theo đó, thẩm quyền cấp lại giấy phép tài nguyên nước được phân định như sau:
Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:
(1) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
(2) Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
(3) Khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
(4) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên và có dung tích toàn bộ từ 03 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước khác cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng khai thác từ 5 m3/giây trở lên;
(5) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản này có dung tích toàn bộ từ 20 triệu m3 trở lên;
(6) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
(7) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;
(8) Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 1.000.000 m3/ngày đêm trở lên.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại mục (1), điểm (3), (4), (6), (6) và (7) nêu trên.
Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại mục (2), (8) nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 tại các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang có phải công bố thủ tục xét thưởng không?
- Tài sản đóng góp thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện cần phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ xã hội, quỹ từ thiện bao lâu?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Đồng Tháp mới nhất? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Đồng Tháp?
- Chi tiết 15 điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 ở TPHCM? Thời gian bắn pháo hoa Tết âm lịch TPHCM 2025 ra sao?
- Mẫu Quyết định điều chỉnh Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài mới nhất? Tải mẫu?