Mẫu điều chỉnh Giấy phép khai thác nước mặt mới nhất là mẫu nào? Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép khai thác nước mặt bao gồm những gì?

Hiện nay theo quy định mới nhất thì Mẫu điều chỉnh Giấy phép khai thác nước mặt mới nhất là mẫu nào? Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép khai thác nước mặt bao gồm những gì? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ?

Mẫu điều chỉnh Giấy phép khai thác nước mặt mới nhất là mẫu nào?

Mẫu điều chỉnh Giấy phép khai thác nước mặt mới nhất là mẫu 24 tại Phần II Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định như sau:

đơn điều chỉnh giấy phép khai thác nước mặt

Tải về Mẫu điều chỉnh Giấy phép khai thác nước mặt mới nhất.

Mẫu điều chỉnh Giấy phép khai thác nước mặt mới nhất là mẫu nào? Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép khai thác nước mặt bao gồm những gì?

Mẫu điều chỉnh Giấy phép khai thác nước mặt mới nhất là mẫu nào? Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép khai thác nước mặt bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép khai thác nước mặt bao gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác nước mặt như sau

Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác nước mặt, nước biển
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác nước mặt, nước biển bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án khai thác nước;
c) Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước;
d) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ (trừ khai thác nước biển; trừ khai thác nước mặt cho thủy điện, làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt, ngăn mặn, tạo nguồn, chống ngập, tạo cảnh quan, thi công công trình).
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt đảm bảo các thông số tối thiểu bao gồm: pH, BOD5, COD, TSS, DO, Tổng phosphor, Tổng Nitơ, Tổng Coliform, Chloride.
Kết quả phân tích chất lượng nước phải được thực hiện bởi tổ chức đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về năng lực quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác nước mặt, nước biển bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;
b) Đề án khai thác nước và tình hình thực hiện giấy phép;
c) Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước (trừ trường hợp gia hạn giấy phép khai thác nước mặt, nước biển).
3. Mẫu đơn, nội dung đề án được lập theo Mẫu 05, Mẫu 06, Mẫu 07, Mẫu 08, Mẫu 42, Mẫu 43, Mẫu 45, Mẫu 46, Mẫu 47 và Mẫu 48 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
4. Trường hợp công trình thủy lợi đã xây dựng và khai thác trước ngày 01 tháng 01 năm 2013, khi thực hiện lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thì nội dung đề án được lập theo Mẫu 44 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Như vậy, hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác nước mặt sẽ bao gồm:

- Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép;

- Đề án khai thác nước và tình hình thực hiện giấy phép;

- Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.

Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Cơ quan tiếp nhận và thẩm định, quản lý hồ sơ, giấy phép
1. Cơ quan tiếp nhận và trả kết quả (sau đây gọi chung là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) bao gồm:
a) Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Bộ phận một cửa hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp địa phương chưa thành lập Bộ phận một cửa hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công thì Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Cơ quan thẩm định, quản lý hồ sơ, giấy phép (sau đây gọi chung là cơ quan thẩm định hồ sơ), bao gồm:
a) Cơ quan chuyên môn về tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thẩm định, quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Theo đó, cơ quan tiếp nhận và trả kết quả (sau đây gọi chung là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) bao gồm:

- Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Bộ phận một cửa hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Trường hợp địa phương chưa thành lập Bộ phận một cửa hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công thì Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

153 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào