Mẫu đề án sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học mới nhất theo Nghị định 125 là mẫu như thế nào?
Mẫu đề án sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học mới nhất theo Nghị định 125 là mẫu như thế nào?
Mẫu đề án sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học là mẫu số 07 Phụ lục II được ban hành kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Mẫu đề án sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học mới nhất tại đây. Tải
Mẫu đề án sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học mới nhất theo Nghị định 125 là mẫu như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự thủ tục sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 92 Nghị định 125/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, trình tự thủ tục sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học được thực hiện như sau:
- Hồ sơ sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học gồm:
+ Tờ trình đề nghị sáp nhập của trường đại học (theo Mẫu số 06 Phụ lục II kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) kèm theo ý kiến đồng thuận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với trường đại học và trường cao đẳng công lập hoặc ý kiến đồng thuận của hội đồng trường đại học tư thục và hội đồng quản trị trường cao đẳng tư thục; Tải
+ Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đại học đặt trụ sở chính;
+ Đề án sáp nhập trường (theo Mẫu số 07 Phụ lục II kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP). Tải
- Trình tự thực hiện sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học:
+ Trường đại học gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 92 Nghị định 125/2024/NĐ-CP qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường; nếu hồ sơ hợp lệ thì Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định.
+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế điều kiện sáp nhập; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều Điều 92 Nghị định 125/2024/NĐ-CP.
+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho nhà trường và nêu rõ lý do.
+ Quyết định sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học (theo Mẫu số 10 Phụ lục II kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tải
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi sáp nhập cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 18 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có quy định như sau:
Thành lập, sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập hoặc cho phép thành lập khi có đề án thành lập đáp ứng các điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương và phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được phê duyệt.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật phải bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các điều kiện sau đây:
a) Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, giáo trình, phương pháp và thời gian đào tạo phù hợp với người khuyết tật. Các công trình xây dựng phục vụ cho người khuyết tật học tập phải bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Có đội ngũ nhà giáo có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy cho người khuyết tật.
4. Việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
b) Bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, viên chức, người lao động và người học; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp.
5. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định cụ thể điều kiện, yêu cầu đối với việc thành lập, sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
...
Theo đó, việc sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
- Bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, viên chức, người lao động và người học; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai phải thắt dây an toàn khi đi xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi không thắt dây an toàn khi điều khiển ô tô 2025 phạt bao nhiêu?
- Mẫu Hồ sơ yêu cầu mua sắm trực tiếp? Hồ sơ yêu cầu mua sắm trực tiếp được phát hành cho nhà thầu nào?
- Diễn văn khai mạc Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025? Tải hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ?
- Mẫu biểu Thông tư 80? Tải về toàn bộ mẫu biểu Thông tư 80 mới nhất? Thông tư 80 quy định những gì?
- Cách tính hưởng chính sách đối với giáo viên nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp tổ chức bộ máy theo Thông tư 01/2025/TT-BNV?