Mẫu Đề án giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
Mẫu Đề án giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
Căn cứ theo Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về mẫu Đề án giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên như sau:
Theo đó, Mẫu số 07 Đề án giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ........., ngày..... tháng.... năm.... ĐỀ ÁN GIẢI THỂ................... (1) Phần thứ nhất THỰC TRẠNG CƠ SỞ GIÁO DỤC I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên cơ sở giáo dục:....................................................................... Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):.................................... 2. Thuộc: …………………………………………… 3. Địa chỉ trụ sở chính:........................................... (2).......................... 4. Số điện thoại: ………………, Fax: ....................................... Website:.................................... , Email:....................................... 5. Quyết định thành lập, cho phép thành lập: [Quyết định số .........../QĐ-................ ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của quyết định]. 6. Quyết định đổi tên, cho phép đổi tên (nếu có): [Quyết định số .........../QĐ-.......... ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của từng quyết định]. 7. Quyết định cho phép hoạt động giáo dục (nếu có): [số hiệu, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp]. 8. Chức năng, nhiệm vụ:............................................................. II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Cơ cấu tổ chức 2. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý 3. Kết quả hoạt động của cơ sở giáo dục (từ khi được phép hoạt động đến trước khi giải thể) 4. Số lượng người học tại cơ sở giáo dục tại thời điểm đề nghị giải thể (báo cáo theo từng cấp học/chương trình giáo dục) 5. Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, tài sản ……………………………………………………………………… III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Ưu điểm, thuận lợi 2. Hạn chế, khó khăn, vướng mắc Phần thứ hai PHƯƠNG ÁN GIẢI THỂ + [TÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC] I. LÝ DO GIẢI THỂ CƠ SỞ GIÁO DỤC II. PHƯƠNG ÁN GIẢI THỂ CƠ SỞ GIÁO DỤC 1. Phương án giải quyết tài sản. 2. Phương án bảo đảm quyền lợi của người học. 3. Phương án bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động. Xem thêm... TẢI VỀ Mẫu Đề án giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên. |
Lưu ý: Mẫu Đề án giải thể cơ sở giáo dục áp dụng với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên!
Mẫu Đề án giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất? (Hình ảnh Internet)
Giải thể trường tiểu học thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định giải thể trường tiểu học thực hiện như sau:
(1) Trường tiểu học bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục 2019.
(2) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trường tiểu học.
(3) Hồ sơ:
- Trường tiểu học bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục 2019, hồ sơ gồm:
Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP);
Minh chứng về việc trường tiểu học vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục 2019;
Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.
- Trường tiểu học giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục 2019, hồ sơ gồm:
Tờ trình đề nghị giải thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập trường tiểu học (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP);
Đề án giải thể trường tiểu học (theo Mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP).
(4) Trình tự thực hiện:
- Trường tiểu học bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục 2019:
Trường hợp phát hiện hoặc có văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra về việc trường tiểu học vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục 2019, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn trong thời hạn 20 ngày, tiến hành kiểm tra xác minh, lập hồ sơ đề nghị giải thể trong đó nêu rõ lý do giải thể, thông báo cho trường tiểu học và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định;
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc giải thể trường tiểu học.
- Trường tiểu học giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục 2019:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp tới Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể trường tiểu học, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc giải thể trường tiểu học; nếu chưa quyết định giải thể thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
- Quyết định giải thể trường tiểu học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục như sau:
- Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng các tiêu chuẩn về địa điểm, quy mô, diện tích và cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt, có thể thay thế diện tích khu đất xây dựng trường bằng diện tích sàn xây dựng và phải bảo đảm diện tích sàn xây dựng không thấp hơn diện tích đất bình quân tối thiểu cho một trẻ em theo quy định.
- Có chương trình giáo dục, tài liệu, học liệu đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động bảo đảm về số lượng, đạt tiêu chuẩn để tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục:
+ Đối với trường mầm non tư thục, mức đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.
Đối với trường hợp trường mầm non tư thục không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc sử dụng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức đầu tư quy định tại điểm a khoản này;
+ Đối với trường mầm non công lập, dân lập, nguồn lực tài chính do cơ quan quản lý có thẩm quyền hoặc cộng đồng dân cư ở cơ sở chịu trách nhiệm bảo đảm nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định.
- Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường..
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 trường hợp không được dạy thêm tổ chức dạy thêm theo Thông tư 29/2024 thế nào? Việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường được quy định ra sao?
- Hướng dẫn vào thi tracnghiem baoquangninh vn Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh?
- Mâm ngũ quả là gì? Cúng mâm ngũ quả vào mùng mấy Tết Âm lịch? Tết Âm lịch nhằm ngày mấy Dương lịch?
- Làn đường là gì? Những lưu ý khi sử dụng làn đường từ năm 2025 dành cho người tham gia giao thông?
- Chỉ số DXY là gì? Thành phần tạo nên chỉ số DXY? Giao dịch ngoại tệ được thực hiện thông qua hình thức nào?