Mẫu dấu bản vẽ hoàn công áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng là mẫu nào?
Mẫu dấu bản vẽ hoàn công áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng là mẫu nào?
Mẫu dấu bản vẽ hoàn công áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng là Mẫu số 2 Phu lục IIB được ban hành ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP
Tải về Mẫu dấu bản vẽ hoàn công áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng.
Việc lập bản vẽ hoàn công công trình xây dựng phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Việc lập bản vẽ hoàn công công trình xây dựng phải đáp ứng những yêu cầu tại Phu lục IIB được ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP, cụ thể:
- Trường hợp các kích thước, thông số thực tế của hạng mục công trình, công trình xây dựng không vượt quá sai số cho phép so với kích thước, thông số thiết kế thì bản vẽ thi công được chụp (photocopy) lại và được các bên liên quan đóng dấu, ký xác nhận lên bản vẽ để làm bản vẽ hoàn công.
Nếu các kích thước, thông số thực tế thi công có thay đổi so với kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì cho phép nhà thầu thi công xây dựng ghi lại các trị số kích thước, thông số thực tế trong ngoặc đơn bên cạnh hoặc bên dưới các trị số kích thước, thông số cũ trong tờ bản vẽ này;
- Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy định tại Phu lục IIB được ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP;
- Đối với các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo;
- Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.
Việc lập bản vẽ hoàn công công trình xây dựng phải đáp ứng những yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có phải bàn giao bản vẽ hoàn công cho tổ chức kiểm định không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Nghị định 06/2021/NĐ-CP về trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình:
Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình
1. Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình:
a) Tổ chức thực hiện việc đánh giá an toàn công trình theo quy định tại Điều 36 Nghị định này. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình được quyền tự thực hiện nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức kiểm định có đủ điều kiện năng lực thực hiện đánh giá an toàn công trình;
b) Bàn giao hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác đánh giá an toàn công trình cho tổ chức kiểm định làm cơ sở để lập đề cương đánh giá an toàn công trình, bao gồm: hồ sơ bảo trì công trình, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt vào công trình và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác phục vụ công tác đánh giá an toàn công trình. Trường hợp không có hồ sơ hoặc hồ sơ của công trình không đủ thông tin phục vụ công tác đánh giá an toàn, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện khảo sát và lập hồ sơ hiện trạng công trình để phục vụ công tác đánh giá an toàn;
c) Tổ chức thẩm tra và phê duyệt đề cương đánh giá an toàn công trình;
d) Tổ chức giám sát việc thực hiện công tác đánh giá an toàn công trình;
đ) Xem xét và xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình;
e) Gửi 01 bản báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này;
g) Lưu trữ hồ sơ đánh giá an toàn vào hồ sơ phục vụ công tác bảo trì công trình xây dựng.
Như vậy, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có phải bàn giao bản vẽ hoàn công cho tổ chức kiểm định theo quy định.
Trong đó, bản vẽ hoàn công được định nghĩa là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử dụng thực tế.
Chủ sở hữu công trình là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu công trình theo quy định của pháp luật.
Người quản lý, sử dụng công trình là chủ sở hữu trong trường hợp chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc là người được chủ sở hữu công trình ủy quyền quản lý, sử dụng công trình trong trường hợp chủ sở hữu không trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc là người quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?