Mẫu đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung mới nhất năm 2023 là mẫu nào? Phật tử muốn xuất gia cần có những điều kiện gì?

Xin hỏi, năm 2023, mẫu đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung là mẫu nào? Phật tử muốn xuất gia cần có những điều kiện gì? cô Hiếu - TP. Hồ Chí Minh

Thế nào là xuất gia ?

- Tại khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 đã giải thích tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức

- Tại khoản 13 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 nêu rõ tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.

- Và khoản 10 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 nêu khái niệm về sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo.

- Do đó, xuất gia có nghĩa lìa xa gia đình, lìa bỏ nhà cửa, sự nghiệp,...để vào ở hẳn trong chùa hay tu viện Phật giáo (nói chung là tổ chức tôn giáo, cơ sở tôn giáo) để sinh hoạt tôn giáo, quy y thọ giới theo giới Luật của Phật giáo.

xuất gia

Năm 2023, Mẫu đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung là mẫu nào? Phật tử muốn xuất gia cần có những điều kiện gì? (Hình internet)

Phật tử muốn xuất gia cần có những điều kiện gì?

Đồng thời, Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định rằng mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Song song đó, quốc hội khóa XIV đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 162/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân…

Như vậy, xét về ý chí nguyện lực của mình, người muốn xuất gia còn phải được sự cho phép của cha mẹ nếu là vị thành niên hay nếu đã có gia đình thì phải có sự cho phép của chồng hoặc vợ, và chính quyền địa phương thường trú (nếu ở Việt Nam). Đồng thời, tại Quy chế Ban Tăng sự trung ương GHPGVN nhiệm kỳ IX (2022 – 2027) ban hành kèm theo Quyết định số 93/QĐ-HĐTS năm 2023 Tải về đã quy định tại Điều 34 chương VIIII về Xuất gia như sau:

- Nam, Nữ Phật tử có nguyện vọng phát tâm xuất gia, tu học tại các Tự viện phải theo đúng Luật Phật và đủ các điều kiện sau đây:

+ Được sự chấp thuận của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

+Không vi phạm pháp luật.

+ Phải đầy đủ các căn, thể chất lành mạnh, không bị bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần và có phiếu khám sức khỏe tốt.

+ Giấy xác nhận tình trạng độc thân (nếu không có kết hôn).

+ Được vị Trụ trì, Trưởng Ban Quản trị Tự viện bảo lãnh, Ban Trị sự nơi xuất gia chấp thuận.

+ Ban Trị sự huyện xác nhận và báo trình Ban Tăng sự tỉnh tri tường.

+ Việc nhận người vào tu tại Tự viện phải thực hiện theo quy định của Luật Phật, Hiến chương Giáo hội, pháp luật Nhà nước.

+ Nam, Nữ Phật tử dưới tuổi vị thành niên, do cha mẹ hoặc người giám hộ làm đơn ký thác cho vị Trụ trì cơ sở Tự viện.

+ Nam nữ Phật tử đã có gia thất, muốn xuất gia phải có sự đồng ý của vợ hoặc chồng và theo các quy định của Quy chế này.

+ Sau khi các thủ tục xuất gia hoàn tất, Ban Tăng sự tỉnh cấp giấy chứng nhận xuất gia.

*Hồ sơ xuất gia gồm có:

+ Tự tay viết đơn phát nguyện, hoặc theo mẫu do Ban Trị sự tỉnh ban hành, ghi rõ lý do và nguyện vọng phát tâm xuất gia;

+ Có văn bản ký thác gửi cho Trụ trì Tự viện của Cha – Mẹ, hoặc người Giám hộ. Áp dụng cho trường hợp người xuất gia dưới tuổi thành niên.

+ Sơ yếu lý lịch còn giá trị sử dụng không quá 6 tháng;

+ Phiếu khám sức khỏe;

+ Nếu đã kết hôn, muốn xuất gia phải có văn bản đồng ý của vợ, hoặc chồng, hoặc phán quyết của Tòa án.

Thủ tục đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung như thế nào ?

Căn cứ tại Điều 17 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo hoặc người đại diện của nhóm người theo tôn giáo đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo gửi hồ sơ đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung đến UBND cấp xã nơi có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo.

- Bước 2: UBND cấp xã xem xét hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, UBND cấp xã thông báo qua mạng Internet hoặc văn bản cho tổ chức hoặc người đại diện của nhóm để hoàn chỉnh hồ sơ.

- Bước 3: UBND cấp xã trả lời bằng văn bản.Trường hợp từ chối đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

*Hồ sơ

+ Văn bản đăng ký (theo mẫu)

+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để làm nơi sinh hoạt tôn giáo

+ Sơ yếu lý lịch của người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung

+ Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật đối với việc đăng ký quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016.

* Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ ngày UBND cấp xã nơi có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã nơi dự kiến có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.

* Lệ phí (nếu có): Không có.

Tải Mẫu B5 Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung của phụ lục biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị định 162/2017/NĐ-CP về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo tại đây Tải về .

Sinh hoạt tôn giáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Sinh hoạt tôn giáo là gì?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người bình thường tổ chức sinh hoạt tôn giáo tại nhà thì có cần phải thực hiện thủ tục xin phép cơ quan chức năng hay không?
Pháp luật
Người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có thể là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam không?
Pháp luật
Cá nhân để được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung thì cần đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ gồm những gì?
Pháp luật
Nhóm người tham gia sinh hoạt tôn giáo tập trung có bắt buộc luôn luôn phải có người đại diện hay không?
Pháp luật
Có thể tổ chức sinh hoạt tôn giáo tập trung khi chưa được cấp chứng nhận đăng ký sinh hoạt tôn giáo hay không?
Pháp luật
Mẫu đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung mới nhất năm 2023 là mẫu nào? Phật tử muốn xuất gia cần có những điều kiện gì?
Pháp luật
Người nước ngoài được phép thực hiện các hoạt động sinh hoạt tôn giáo tập trung tại cơ sở tôn giáo của Việt Nam hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sinh hoạt tôn giáo
6,347 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sinh hoạt tôn giáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sinh hoạt tôn giáo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào