Mẫu đăng ký danh sách công nhân thi công xây dựng công trình? Tải mẫu đăng ký danh sách công nhân thi công?
Đăng ký danh sách công nhân thi công xây dựng công trình là gì?
Đăng ký danh sách công nhân thi công xây dựng công trình là một quy trình mà các nhà thầu hoặc chủ đầu tư thực hiện để thông báo và ghi nhận danh sách công nhân sẽ tham gia thi công tại một công trình xây dựng cụ thể.
Quy trình này thường được yêu cầu theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn lao động, quản lý nhân sự và tuân thủ các quy định về bảo hiểm xã hội.
Thông thường, nội dung chính của một bản đăng ký danh sách công nhân thi công xây dựng bao gồm:
(1) Thông tin công trình:
Tên công trình, địa điểm xây dựng, và thông tin liên quan đến dự án.
(2) Thông tin nhà thầu:
Tên, địa chỉ, số điện thoại và thông tin liên lạc của nhà thầu thi công.
(3) Danh sách công nhân:
Tên, tuổi, giới tính, số CMND/CCCD hoặc mã số thuế của từng công nhân.
Chức danh, nhiệm vụ cụ thể của từng công nhân trong quá trình thi công.
Thời gian làm việc dự kiến của từng công nhân tại công trình.
(4) Thông tin về an toàn lao động:
Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động mà nhà thầu sẽ thực hiện cho công nhân trong quá trình thi công.
Đào tạo an toàn lao động cho công nhân (nếu có).
(5) Cam kết và chữ ký:
Cam kết của nhà thầu về việc đảm bảo quyền lợi và an toàn cho công nhân.
Chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của nhà thầu.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu đăng ký danh sách công nhân thi công xây dựng công trình? Tải mẫu đăng ký danh sách công nhân thi công? (Hình từ Internet)
Mẫu đăng ký danh sách công nhân thi công xây dựng công trình? Tải mẫu đăng ký danh sách công nhân thi công?
Hiện nay, Luật Xây dựng 2014 và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu đăng ký danh sách công nhân thi công xây dựng công trình.
Có thể tham khảo Mẫu đăng ký danh sách công nhân thi công xây dựng công trình dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu đăng ký danh sách công nhân thi công xây dựng công trình
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Nhà thầu thi công có được dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động cho công nhân không?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng như sau:
Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
1. Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình, quản lý công trường xây dựng theo quy định.
...
9. Dừng thi công xây dựng đối với công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình khi phát hiện có sai sót, khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố công trình và khắc phục các sai sót, khiếm khuyết, sự cố này. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công; khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.
10. Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.
11. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.
12. Sử dụng chi phí về an toàn lao động trong thi công xây dựng đúng mục đích.
13. Lập nhật ký thi công xây dựng công trình và bản vẽ hoàn công theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này.
14. Yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 Nghị định này.
15. Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư.
16. Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác.
...
Theo đó, nhà thầu thi công xây dựng được dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động cho công nhân thi công và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công; khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024 truy xuất nguồn gốc - yêu cầu đối với logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm ra sao?
- Lệ phí, hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài theo Nghị định 175 là gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp và điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài theo Nghị định 175?
- Các chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng theo Nghị định 177/2024 gồm những gì?
- Phương thức tuyển sinh trung học cơ sở 2025 như thế nào? Quy trình tuyển sinh trung học cơ sở 2025 ra sao?