Mẫu Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của Kiểm toán viên nhà nước mới nhất như thế nào?
Mẫu Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của Kiểm toán viên nhà nước từ năm 2023 là mẫu nào?
Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán do Kiểm toán viên nhà nước (và các thành viên khác) được phân công thực hiện, làm căn cứ pháp lý cho việc lập Biên bản kiểm toán, Báo cáo kiểm toán.
Mẫu Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của Kiểm toán viên nhà nước được thực hiện theo Mẫu số 10/BBXN Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN ngày 10/01/2023 của Tổng Kiểm toán nhà nước như sau:
Tải Mẫu Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của Kiểm toán viên nhà nước mới nhất: Tại đây.
Mẫu Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của Kiểm toán viên nhà nước mới nhất như thế nào? (Hình từ Internet)
Kiểm toán viên lập Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán theo những nguyên tắc nào?
Theo nội dung tại Mẫu số 10/BBXN Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN. Việc lập Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán cần tuân theo những nguyên tắc sau:
- Mỗi kiểm toán viên phải lập một Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán theo đúng nội dung kiểm toán đã được phân công trong Kế hoạch kiểm toán chi tiết.
Tuỳ thuộc mục đích sử dụng (để xác nhận nội dung kiểm toán hay kiểm tra hoặc đối chiếu) mà ghi tên các mục, các chỉ tiêu… cho phù hợp.
+ Trường hợp các nội dung kiểm toán được phân công liên quan đến nhiều bộ phận trong đơn vị được kiểm toán, KTV có thể lập nhiều Biên bản xác nhận và tình hình kiểm toán, mỗi Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán liên quan đến một bộ phận trong đơn vị.
+ Trường hợp thực hiện đối chiếu số liệu thì có thể lập chung 01 Biên bản đối chiếu và các KTV cùng ký xác nhận.
- Kiểm toán viên phải phản ánh đầy đủ kết quả kiểm toán. Các bằng chứng kiểm toán phải được lưu kèm Biên bản xác nhận.
- Riêng trường hợp kiểm toán chi tiết dự án đầu tư: Các KTV phải lập biểu tính toán chi tiết giá trị chênh lệch theo các Phụ lục 10.1-BBXN, 10.1a-BBXN, 10.1b/BBXN, 10.2-BBXN kèm theo Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán.
Ngoài ra tùy từng trường hợp cụ thể KTV có thể thiết kế các mẫu tính toán khác để xác định giá trị chênh lệch về đơn giá, khối lượng,.. cho phù hợp; Các bản tính này phải được lưu trữ cùng với Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của KTV.
- Trước khi lấy ý kiến xác nhận của đơn vị được kiểm toán, kiểm toán viên phải báo cáo Tổ trưởng tổ kiểm toán (nếu Đoàn kiểm toán không có tổ kiểm toán thì báo cáo Trưởng đoàn), Tổ trưởng có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung Biên bản xác nhận.
Sau khi hoàn thành Biên bản xác nhận, kiểm toán viên nộp cho Tổ trưởng tổ kiểm toán để tổng hợp kết quả kiểm toán và lập Biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán (nếu Đoàn kiểm toán không có tổ kiểm toán thì lập Biên bản kiểm toán của Đoàn kiểm toán).
Cách ghi Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán được hướng dẫn ra sao?
Trên tinh thần của những nguyên tắc nêu trên, việc ghi Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán được hướng dẫn tại Mẫu số 10/BBXN Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN như sau:
- Bên xác nhận trong biên bản:
+ Là cá nhân thuộc đơn vị được kiểm toán được phân công trực tiếp làm việc làm việc với KTV về những nội dung kiểm toán hoặc có thể là trưởng phòng, kế toán trưởng hoặc thủ trưởng đơn vị.
+ Đối với đơn vị không phải là đối tượng kiểm toán trực tiếp (bên thứ 3, các đơn vị có liên quan đến số liệu cần kiểm tra hoặc đối chiếu; không có tên trong Quyết định kiểm toán), thì bên xác nhận phải là kế toán trưởng hoặc thủ trưởng đơn vị ký, đóng dấu.
- Về các Số liệu: KTV phản ánh kết quả kiểm toán bằng số liệu cụ thể và ghi lần l¬ượt từng nội dung kiểm toán, bao gồm: xác nhận số liệu và nguyên nhân chênh lệch số liệu kiểm toán (nếu có).
Trường hợp nội dung kiểm toán được phân công không liên quan đến số liệu, khoản mục (chỉ là các đánh giá...) thì không phải lập biểu số liệu này.
- KTV căn cứ vào nội dung, phạm vi kiểm toán đã được ghi trong kế hoạch kiểm toán được duyệt và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được kiểm toán để kiểm tra, xác nhận, đánh giá đầy đủ, chi tiết về tình hình quản lý tại đơn vị được kiểm toán.
Đối với một số nội dung kiểm toán tổng hợp không thể tách biệt về nhiệm vụ được phân công thì các KTV có thể lập cùng Biên bản xác nhân số liệu và tình hình kiểm toán.
- Phần Ý kiến của đơn vị được kiểm toán: Ghi các ý kiến của đại diện đơn vị liên quan tới số liệu xác nhận, đối chiếu bao gồm cả các ý kiến thống nhất và chưa thống nhất hoặc không thống nhất (nếu có).
- Việc ký xác nhận của đơn vị: Trường hợp người làm việc trực tiếp là nhân viên, chuyên viên và ký xác nhận thì phải được Trưởng bộ phận quản lý trực tiếp nhân viên đó hoặc thủ trưởng đơn vị trực tiếp ký xác nhận chữ ký của nhân viên đó.
Trường hợp Trưởng bộ phận KTV làm việc cùng hoặc thủ trưởng đơn vị trực tiếp xác nhận thì những người này sẽ ký biên bản xác nhận.
- Kiểm toán viên được giao nhiệm vụ kiểm toán ký xác nhận. Trường hợp thực hiện đối chiếu số liệu nếu các KTV lập chung 01 Biên bản đối chiếu thì các KTV cùng ký xác nhận.
- Tổ trưởng tổ kiểm toán (nếu thành viên là KTV và không phân nhóm) hoặc KTV được phân công hướng dẫn, kiểm tra, giám sát (trường hợp các thành viên không phải là KTV) cùng ký xác nhận, ghi rõ họ tên và số hiệu thẻ KTV; trường hợp đoàn kiểm toán không phân Tổ kiểm toán thì Trưởng đoàn kiểm toán ký cùng KTV.
Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 25/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 165/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Đường bộ và Điều 77 Luật Trật tự, ATGT đường bộ ra sao?
- Xe máy chở quá số người quy định năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Huân chương Lao động hạng Nhất là gì? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất là bao nhiêu?
- Bước đầu tiên của quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu là gì? Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa?
- Đáp án cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ lịch sử tỉnh Thái Bình tuần 1 ra sao?