Mẫu biên bản tiếp nhận người phạm tội đầu thú mới nhất? Người phạm tội đến đầu thú thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận như thế nào?
Mẫu biên bản tiếp nhận người phạm tội đầu thú mới nhất?
Căn cứ theo Biểu mẫu 24 Mục 1 Danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự được ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định mẫu biên bản tiếp nhận người phạm tội đầu thú như sau:
Hướng dẫn điền mẫu biên bản tiếp nhận người phạm tội đầu thú:
(1) Mẫu dùng khi người phạm tội đến tự thú hoặc đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản theo khoản 1 Điều 152 BLTTHS;
(2) Ghi tóm tắt diễn biến sự việc, lời khai của người tự thú/đầu thú và những đồ vật, tài liệu thu giữ do người tự thú/đầu thú giao nộp
(3) Sức khỏe bình thường hoặc có thương tích, bệnh lý.
Tải mẫu biên bản tiếp nhận người phạm tội đầu thú mới nhất.
Người phạm tội đến đầu thú thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận như thế nào? (Hình từ Internet)
Viện kiểm sát tiếp nhận người phạm tội đầu thú thì chuyển cho cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 160 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm
1. Tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến, tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.
2. Kiểm sát việc tiếp nhận, trực tiếp kiểm sát, kiểm sát việc kiểm tra, xác minh và việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; kiểm sát việc tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; kiểm sát việc phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm.
3. Khi phát hiện việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động:
a) Tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, ra quyết định giải quyết nguồn tin về tội phạm đầy đủ, đúng pháp luật;
b) Kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát;
c) Cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm;
d) Khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm người vi phạm;
đ) Yêu cầu thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra.
4. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm.
5. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm.
6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của Bộ luật này.
Như vậy, Viện kiểm sát tiếp nhận đầy đủ tiếp nhận người phạm tội đầu thú và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.
Người phạm tội đến đầu thú thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận như thế nào?
Căn cứ theo Điều 152 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Người phạm tội tự thú, đầu thú
1. Khi người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.
2. Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú, đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Theo đó, người phạm tội đến đầu thú thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người đầu thú.
Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội đầu thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.
Trường hợp xác định tội phạm do người đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội đầu thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?