Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng vay mới nhất? Các bên có thể chấm dứt hợp đồng vay thông qua biên bản thanh lý hợp đồng vay không?
Các bên có thể chấm dứt hợp đồng vay thông qua biên bản thanh lý hợp đồng vay hay không?
Hiện nay, các văn bản pháp luật và Bộ luật Dân sự 2015 chưa có định nghĩa cụ thể thanh lý hợp đồng là gì. Tuy nhiên, đây là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong các giao dịch dân sự. Thanh lý hợp đồng được hiểu là việc các bên tham gia trong một giao dịch dân sự kết thúc, chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong giao dịch đó.
Biên bản thanh lý hợp đồng có thể hiểu là văn bản giao kết giữa các bên tham gia hợp đồng nhằm xác nhận việc đã các bên đã hoàn thành các nội dung trong hợp đồng, hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Và theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 về chấm dứt hợp đồng như sau:
Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.
Như vậy, các bên hoàn toàn có thể chấm dứt hợp đồng vay thông qua thỏa thuận bằng việc lập biên bản thanh lý hợp đồng vay.
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng vay mới nhất? Các bên có thể chấm dứt hợp đồng vay thông qua biên bản thanh lý hợp đồng vay không? (Hình từ Internet)
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng vay mới nhất?
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn liên quan chưa quy định cụ thể mẫu biên bản thanh lý hợp đồng vay.
Có thể tham khảo mẫu biên bản thanh lý hợp đồng vay dưới đây:
tải về Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng vay mới nhất
Hợp đồng vay tiền không thỏa thuận lãi suất thì bên cho vay có quyền đòi tiền lãi trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
...
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Như vậy, theo các quy định trên thì trường hợp các bên không có thỏa thuận lãi suất trong hợp đồng vay tiền thì bên vay chỉ có nghĩa vụ trả nợ trả đủ tiền khi đến hạn mà không phát sinh có khoản lãi do các bên không có thỏa thuận.
Tuy nhiên, trong trường hợp bên vay không trả nợ hoặc trả không đủ cho bên cho vay đúng thời hạn thỏa thuận thì bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay nợ trả tiền lãi với mức lãi suất là 10%/năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 26 12 âm là bao nhiêu dương? 26 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 26 tháng Chạp được nghỉ Tết chưa?
- Mức thu lệ phí trước bạ ô tô 2025 là bao nhiêu? Đối tượng nào phải nộp lệ phí trước bạ ô tô?
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở cấp huyện theo Quyết định 1739 gồm những gì?
- Kịch bản Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025 ngắn gọn? Hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025?
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?